Lạm phát Mỹ bất ngờ thấp hơn mọi kỳ vọng

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn

So với tháng trước, giá cả tại Mỹ không thay đổi, giá năng lượng nhìn chung hạ 4,6% còn giá xăng giảm 7,7%. Việc giá năng lượng giảm bù lại cho việc giá thực phẩm tăng 1,1% còn chi phí nhà ở tăng 0,6%.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Giá cả mà người tiêu dùng Mỹ chi trả cho các loại hàng hóa và dịch vụ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, như vậy tốc độ tăng của lạm phát đã chậm lại, nguyên nhân chính là bởi giá xăng giảm.

Còn nếu so với tháng liền trước, giá cả tại Mỹ không thay đổi khi mà giá năng lượng nhìn chung hạ 4,6% còn giá xăng giảm 7,7%. Việc giá năng lượng giảm bù lại cho việc giá thực phẩm tăng 1,1% còn chi phí nhà ở tăng 0,6% so với tháng 6/2022.

Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones dự báo chỉ số CPI toàn phần tăng 8,7% so với cùng kỳ và 0,2% so với tháng liền trước.

Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động, chỉ số CPI lõi tăng 5,9% so với cùng kỳ và 0,3% so với tháng trước đó, tính toán của các chuyên gia đưa ra mức tăng lần lượt 6,1% và 0,5%.

Dù lạm phát Mỹ tháng gần nhất không tăng mạnh như kỳ vọng, áp lực lạm phát vẫn ở mức cao.

Chi phí thực phẩm trong vòng 12 tháng tăng 10,9%, mức tăng cao nhất tính từ tháng 5/2022. Giá bơ tăng đến 26,4% trong năm vừa qua, giá trứng tăng 38% còn giá cà phê tăng hơn 20%.

Dù rằng giá năng lượng giảm theo tháng, giá điện tăng 1,6% so với tháng liền trước và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá năng lượng tăng 32,9% so với 1 năm trước.

Giá các phương tiện vận tải đã qua sử dụng tăng 0,4% so với tháng trước còn giá các sản phẩm may mặc tiếp tục giảm, mức hạ ghi nhận 0,1%; chi phí dịch vụ đi lại hạ 0,5%, giá vé máy bay giảm 1,8% so với tháng trước và 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường lập tức phản ứng tích cực với thông tin mới nhất, các chỉ số tương lai liên quan đến Dow Jones tăng hơn 400 điểm, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm sâu.

Mức lương của người lao động tại Mỹ đang tăng rất nhanh, một yếu tố quan trọng khiến cho lạm phát tại Mỹ tăng mạnh.

Theo Wall Street Journal, mức lương tính trung bình theo giờ tại Mỹ tháng 7/2022 tăng 5,2% so với 1 năm trước đó, tăng trưởng mức lương theo giờ luôn duy trì trên ngưỡng 5% so với cùng kỳ liên tục từ đầu năm đến nay.

Mức tăng trưởng thu nhập cao không khỏi khiến nhiều “ông chủ” doanh nghiệp buộc phải có những mức điều chỉnh nhằm giữ chân người lao động, nhưng cùng lúc giá bán hàng hóa dịch vụ tăng.

Tăng trưởng mức lương cao, người tiêu dùng có thêm tiền chi tiêu trong bối cảnh giá cả các loại dịch vụ ăn uống hoặc thực phẩm, tiêu dùng tăng cao. Tuy nhiên cùng lúc, nhiều doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn cho chi phí lao động, nhiều chi phí kinh doanh hàng cũng tăng cao ví như chi phí vận tải, theo giám đốc tổ chức nghiên cứu LLC – ông Omair Sharif.

“Toàn bộ chi phí của việc vận hành hoạt động kinh doanh đã tăng lên, trong đó có mức lương. Điều này cho phép các doanh nghiệp trong môi trường lạm phát cao đẩy chi phí sang phía người tiêu dùng”, ông Sharif nói.

Tăng trưởng mức lương cao và việc làm, kết hợp với việc sản lượng kinh tế suy giảm nói chung, đang gây sức ép lên năng suất lao động, chỉ báo quan trọng của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong mỗi đơn vị giờ.Năng suất lao động đã giảm đến 4,6% và ghi nhận quý giảm thứ 2 liên tiếp, theo công bố của Bộ Lao động Mỹ.

Chi phí lao động đơn vị, chỉ số về mức lương và năng suất lao động của người lao động, trong quý II/2022 tăng ở mức 10,8% trong quý II/2022.