Liên minh châu Âu kêu gọi thúc đẩy thương mại đa phương mở rộng
Việc thúc đẩy một hệ thống thương mại đa phương mở rộng dựa trên các quy tắc công bằng, cũng như vấn đề toàn cầu hóa, cần là những ưu tiên trong chương trình nghị sự của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Đây là tuyên bố các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, trong hai ngày 7-8/7.
Trong tuyên bố chung dài 3 trang, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nêu rõ vai trò và trách nhiệm quốc tế của EU trong thời điểm "rối ren" đang ngày càng gia tăng. Hơn bao giờ hết, EU đã trở thành điểm tham chiếu toàn cầu cho các nỗ lực hỗ trợ thương mại tự do và công bằng, hoặc các hành động cụ thể đối phó với các thách thức toàn cầu.
Tuyên bố chung nhấn mạnh các quan ngại về tình trạng mất việc làm và sự xói mòn các tiêu chuẩn do thương mại sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự của G20. Các vấn đề này cần được giải quyết không phải bằng cách lập các rào cản bảo hộ, mà bằng cách làm cho thương mại và đầu tư trở nên tự do và công bằng. Các nhà lãnh đạo EU tuyên bố sẽ ủng hộ một loạt hành động tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.
Theo ông Donald Tusk và Jean-Claude Juncker, G20 cần tuân thủ các cam kết bảo hộ và tăng cường hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các quan chức EU khẳng định sẽ thúc giục các nước thành viên G20 đóng góp vào những kết quả cụ thể tại Hội nghị bộ trưởng WTO diễn ra tại Buenos Aires vào tháng 12 tới, và thực thi các quy tắc đã được nhất trí.
Hai nhà lãnh đạo EU nhấn mạnh các trách nhiệm của khu vực tư nhân trong việc giải quyết các mối quan ngại về toàn cầu hóa, đồng thời hoan nghênh các nỗ lực hợp tác nhằm cải thiện các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Được thành lập vào năm 1999, G20 là diễn đàn hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính và hiện chiếm hơn 80% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên thế giới và 75% thương mại toàn cầu. G20 bao gồm 19 quốc gia thành viên và EU.
Trong tuyên bố chung dài 3 trang, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nêu rõ vai trò và trách nhiệm quốc tế của EU trong thời điểm "rối ren" đang ngày càng gia tăng. Hơn bao giờ hết, EU đã trở thành điểm tham chiếu toàn cầu cho các nỗ lực hỗ trợ thương mại tự do và công bằng, hoặc các hành động cụ thể đối phó với các thách thức toàn cầu.
Tuyên bố chung nhấn mạnh các quan ngại về tình trạng mất việc làm và sự xói mòn các tiêu chuẩn do thương mại sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự của G20. Các vấn đề này cần được giải quyết không phải bằng cách lập các rào cản bảo hộ, mà bằng cách làm cho thương mại và đầu tư trở nên tự do và công bằng. Các nhà lãnh đạo EU tuyên bố sẽ ủng hộ một loạt hành động tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.
Theo ông Donald Tusk và Jean-Claude Juncker, G20 cần tuân thủ các cam kết bảo hộ và tăng cường hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các quan chức EU khẳng định sẽ thúc giục các nước thành viên G20 đóng góp vào những kết quả cụ thể tại Hội nghị bộ trưởng WTO diễn ra tại Buenos Aires vào tháng 12 tới, và thực thi các quy tắc đã được nhất trí.
Hai nhà lãnh đạo EU nhấn mạnh các trách nhiệm của khu vực tư nhân trong việc giải quyết các mối quan ngại về toàn cầu hóa, đồng thời hoan nghênh các nỗ lực hợp tác nhằm cải thiện các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Được thành lập vào năm 1999, G20 là diễn đàn hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính và hiện chiếm hơn 80% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên thế giới và 75% thương mại toàn cầu. G20 bao gồm 19 quốc gia thành viên và EU.