Một số hình ảnh hoạt động của ngành Tài chính thời kỳ mới thành lập và trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Ngay sau khi chính quyền cách mạng được thành lập, nhân dân ta vừa phải chống giặc ngoại xâm, chống chọi và khắc phục hậu quả thiên tai, vừa phải chống giặc đói, giặc dốt để bảo vệ độc lập dân tộc và kiến thiết đất nước.
Trong bối cảnh đất nước “Ngàn cân treo sợi tóc”, ngân quỹ của Chính quyền non trẻ hầu như trống rỗng; đứng trước các nhu cầu chi tiêu khẩn cấp và quan trọng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, hưởng ứng lời thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng loạt các biện pháp về tài chính đã được áp dụng như xây dựng Quỹ độc lập, Quỹ nuôi quân, Tuần lễ Vàng, phong trào hũ gạo kháng chiến… đã khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, sức mạnh tổng hợp của nhân dân, tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp công sức, góp của vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Đồng thời, ngay trong những ngày đầu bề bộn khó khăn đó, ngành Tài chính đã kịp thời tổ chức phát hành đồng tiền tài chính – “Giấy bạc Cụ Hồ” làm cơ sở cho việc xây dựng một nền tài chính độc lập, tự chủ, lấy dân làm gốc, dựa vào dân và phục vụ lợi ích của nhân dân.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhiệm vụ vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa phải chống giặc ngoại xâm, trong điều kiện tiềm lực tài chính còn nghèo, được sự ủng hộ, đồng sức, đồng lòng của nhân dân, ngành Tài chính đã phát hành thành công giấy bạc Tài chính, công phiếu, tín phiếu, phiếu tiếp tế... kháng chiến ở cả 3 miền để tạo lập nguồn lực chống giặc đói, chống giặc dốt và cuộc kháng chiến bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám.
Nhờ triển khai tích cực các chính sách thuế, ngành Tài chính đã huy động được nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Quang cảnh núi rừng chiến khu Việt Bắc - nơi ra đời Chi bộ Đảng đầu tiên của Cơ quan Bộ Tài chính với tên gọi “Hội Cán bộ tiết kiệm”
Hội nghị Tài chính toàn quốc tại Chiến khu Việt Bắc (năm 1949)
Cán bộ ngành Tài chính vận chuyển máy in tiền từ Chi Nê, Hoà Bình lên ATK
Hội nghị Tài chính toàn quốc tại Chiến khu Việt Bắc (năm 1949)
Di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (xã Cổ Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình)
Mô hình minh họa cán bộ và công nhân cơ quan Ấn loát Bộ Tài chính đang làm việc trong Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, Hoà Bình
Hội nghị cán bộ Tài chính toàn quốc lần thứ 3 tại ATK
Bộ Tài chính tổ chức lớp đào tạo cán bộ tại chiến khu Việt Bắc
Bia lưu niệm Di tích cơ quan Bộ Tài chính (xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang)
Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ (xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau). Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ là một trong những cơ quan ấn loát đặc biệt của Trung ương giai đoạn 1949 -1954, có nhiệm vụ in giấy bạc Tài chính, lưu hành ở Nam Bộ phục vụ kháng chiến