Năm 2016, khu vực Đông Nam Á được nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm
CBRE vừa công bố kết quả khảo sát về điều hành bất động sản thương mại toàn cầu. Khảo sát được CBRE thực hiện đối với hơn 400 nhà điều hành bất động sản trên toàn cầu.
Cụ thể là, có 56% người trả lời cho biết, họ quan tâm đến việc mở rộng danh mục đầu tư của công ty trong ba năm tới tại thị trường Đông Nam Á, do có nhiều cơ hội để phát triển. Đồng thời, đây cũng là khu vực được nhiều nhà đầu tư bất động sản tin tưởng có sự phát triển trong năm 2016 và có 48% người trả lời dự đoán bất động sản sẽ hoạt động ổn định trong năm nay. Các nhà điều hành trên toàn cầu cho rằng, các thị trường mới nổi là điểm đến được ưa chuộng, do có sự tăng trưởng ổn định, trong đóĐông Nam ÁvàẤn Độlà những địa điểm hàng đầu để mở rộng hoạt động kinh doanh.
“Dù tình hình kinh tế trầm lắng, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm gây ảnh hưởng bất ổn đến thị trường trong khu vực và toàn cầu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn mang đến nhiều cơ hội cho các công ty đa quốc gia trong thời gian trung và dài hạn. Một số thị trường mới nổi tại châu Á, điển hình là Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á, như: Việt Nam và Philippines, được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng trong năm tới nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng liên tục, chu kỳ kinh doanh nội địa được đẩy mạnh và có sự hỗ trợ từ chính sách”, Trưởng bộ phận nghiên cứu CBRE châu Á - Thái Bình Dương nhận định.
Ngoài ra, 49% người được hỏi cho biết, bất ổn kinh tế là thách thức lớn nhất với họ. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tỷ lệ người được hỏi quan ngại nhất về vấn đề này, tiếp đến là các nước châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ. Trong khi đó, 43% người được hỏi cho rằng, chi phí leo thang là thách thức lớn nhất với họ.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có 79% người trả lời cho biết, họ đang tích cực áp dụng những cải tiến không gian hiệu quả - ‘tiết kiệm tại chỗ’- nhằm quản lý chi phí, kết hợp với chiến lược môi trường làm việc toàn diện và sáng kiến quản lý chi phí chi tiết. Trong khi đó, 55% người trả lời cho rằng, việc cộng tác tốt hơn là nhân tố chính trong việc thiết kế và thực hiện chiến lược môi trường làm việc, và 49% cho biết việc thu hút và giữ chân nhân viên là mục tiêu trọng điểm.