Năm 2017, sẽ thanh tra khoảng 15 doanh nghiệp về xuất khẩu lao động

PV.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tiến Tùng - Chánh Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khi trả lời báo chí về kế hoạch thanh tra các doanh nghiệp về xuất khẩu lao động nhằm siết chặt hơn trong quản lý, làm minh bạch hóa thị trường xuất khẩu lao động, giảm chi phí, gánh nặng chongười lao động.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ mạnh tay, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Nguồn: internet
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ mạnh tay, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Nguồn: internet
Theo đó, năm 2017, cơ quan Thanh tra sẽ tiến hành thanh tra khoảng 15 doanh nghiệp về xuất khẩu lao động với mục tiêu để tạo sự răn đe cần thiết đối với các doanh nghiệp làm ăn phi pháp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Theo Chánh Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, những doanh nghiệp không nằm trong danh sách 15 doanh nghiệp chưa bị thanh tra trong năm 2017 khi họ nhìn thấy những lỗi này hiện nay bị xử lý, xử phạt rất nghiêm khắc, buộc họ phải tự điều chỉnh, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đưa lao động người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động có những sai phạm, điển hình là thu phí của người lao động quá cao; Không có giấy phép hoặc hết phép xuất khẩu lao động vẫn hoạt động... Trước tình trạng đó, Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước tiến hành rà soát, thanh tra các doanh nghiệp về xuất khẩu lao động.
Cụ thể, cuối năm 2016, đã tiến hành thanh tra một đợt 6 doanh nghiệp và lần đầu tiên Thanh tra Bộ đề nghị thu hồi Giấy phép của một doanh nghiệp. Đến đầu năm 2017, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục tiến hành đợt thanh tra 9 doanh nghiệp và đã đề nghị thu hồi Giấy phép của 3 doanh nghiệp. Được biết, 3 doanh nghiệp khác cũng đang bị đề nghị đề nghị thu hồi Giấy phép xuất khẩu lao động.