“Nạn nhân” lớn nhất của thuế quan Mỹ năm 2020 có thể là EU

Theo Minh Việt/congthuong.vn

Cuộc chiến thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh vẫn chưa biết khi nào sẽ kết thúc, nhưng trận chiến lớn nhất đối với những nhà thương mại Mỹ trong 12 tháng tới có thể sẽ diễn ra với châu Âu.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Suy thoái thương mại toàn cầu đã tác động mạnh đến nền kinh tế châu Âu. Brussels đã buộc phải cắt giảm dự báo tăng trưởng của mình đối với khu vực đồng euro xuống mức thấp nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính khi doanh số xe hơi toàn cầu chậm lại tấn công vào cường quốc kinh tế như Đức. Nhưng chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể sắp sửa làm cho tình hình tồi tệ hơn nhiều.

“Nạn nhân” lớn nhất của thuế quan Mỹ năm 2020 có thể là EU - Ảnh 1

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer giữa tháng 12/2019 đã gợi ý rằng, chính quyền Tổng thống Trump đã sẵn sàng leo thang tranh chấp thương mại với Brussels. Mỹ cho rằng, nước này có mối quan hệ rất mất cân bằng với khối thương mại châu Âu, với lý do thâm hụt thương mại song phương hàng năm là 180 tỷ USD.

Mỹ đã áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu châu Âu vào giữa năm 2018 và đã tăng các rào cản thương mại đối với các sản phẩm trị giá 7,5 tỷ USD của EU trong tranh chấp về trợ cấp cho nhà sản xuất máy bay Airbus, đối thủ chính của nhà sản xuất Boeing của Mỹ.

Sau khi Pháp quyết định áp dụng thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST) 3% đối với các công ty công nghệ, nhiều mức thuế có thể sẽ xảy ra. Lập luận được Paris sử dụng khi đưa ra thuế dịch vụ kỹ thuật số đã thực sự gây tranh cãi ở Washington - và Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ đã làm rõ rằng Mỹ coi đó là một cuộc tấn công trực tiếp vào các doanh nghiệp Mỹ bởi sự bảo hộ của EU.

USTR đã đưa ra lập luận rằng Mỹ sẽ không giảm thâm hụt thương mại toàn cầu mà không giảm thâm hụt với châu Âu. Có rất nhiều rào cản đối với thương mại ở châu Âu, và có rất nhiều vấn đề khác cần phải giải quyết. Vì vậy, ứng phó với châu Âu là điều rất quan trọng.

Mỹ đã áp dụng thuế quan đối với nhiều loại sản phẩm và Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào đó vì đây là điều Tổng thống Mỹ quan tâm. Do đó, khả năng thuế 100% đối với nhập khẩu rượu vang của EU đã được nâng lên, một động thái sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các nhà sản xuất rượu vang Pháp.

Mức thuế nhập khẩu 25% đã được áp dụng đối với rượu vang EU sau phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) rằng Airbus được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp bất hợp pháp. Phán quyết này đã cho phép Mỹ tăng thuế hợp pháp đối với 7,5 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ lục địa châu Âu. Bất kỳ sự tăng thuế nào đến mức bị đe dọa có thể dẫn đến nhiều loại rượu vang Pháp không có cơ hội hiện diện ở Mỹ.

Để cố gắng và giải quyết cuộc xung đột leo thang này, các nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ và EU sẽ có cuộc đối mặt trong tháng 01 này. Cao ủy Thương mại mới của Brussels, ông Phil Hogan cho biết, muốn thiết lập lại quan hệ thương mại trên một số vấn đề gây tranh cãi khi có cuộc đối mặt đầu tiên với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer vào tháng này.

Hai bên đã đồng ý gặp nhau tại Washington vào tháng 1 để thảo luận về danh sách dài các vấn đề gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa EU và Mỹ. Không có lý do nào để đi sâu vào chi tiết giải quyết các vấn đề xung đột thương mại trừ khi hai bên đồng ý trong chương trình nghị sự thương mại chung. EU sẽ tìm cách thiết lập lại mối quan hệ thương mại với Mỹ về các vấn đề như thuế quan đối với thép và nhôm và mối đe dọa về thuế quan của Mỹ để đáp trả thuế kỹ thuật số ở châu Âu.

Điểm chính trong mọi cuộc thảo luận sẽ liên quan đến việc tiếp cận thị trường châu Âu cho các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Washington nói rằng họ phải được đưa vấn đề này vào bất kỳ thỏa thuận nào, nhưng Brussels rất kiên quyết rằng nông nghiệp không thể là một phần của bất kỳ nhượng bộ nào được đưa ra. Nhưng sự ủng hộ của khu vực nông nghiệp nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ông Donald Trump trong cơ hội tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 11 năm nay, do đó, việc “tấn công” vào các biện pháp bảo hộ nông nghiệp của châu Âu có thể là một phần quan trọng trong chiến lược của ông Trump.

Nền kinh tế Eurozone có thể sẽ chậm hơn nữa vào năm 2020 ngay cả khi không có mối đe dọa về thuế quan bổ sung từ Mỹ. Điều này sẽ đại diện cho năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng kinh tế chậm lại trong khối. Các động lực chính là sự chậm lại trong ngành công nghiệp ô tô, bất ổn chính trị và những vấn đề thương mại đang tăng tốc. Do đó, bà Christine Lagarde - người mới đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - muốn các chính phủ ở khu vực đồng euro áp dụng biện pháp kích thích tài khóa đáng kể.

Tuy nhiên, Đức kiên quyết chống lại việc nới lỏng lập trường tài chính của mình. Chính sách Schwarze Null đã được Berlin ban hành trong một thập kỷ, đề cập đến một ngân sách cân bằng mà không có bất kỳ khoản vay mới nào của chính phủ. Chính sách này là hợp lý sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, khi các chính phủ trên toàn thế giới rơi vào suy thoái.

Nhưng khi nguồn lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu đang cạn kiệt và đám mây bão nằm ở phía trước, thực sự có ý nghĩa để từ bỏ chính sách này và phản ánh nền kinh tế đang gặp khó khăn. Nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump đẩy nhanh cuộc chiến thuế quan với EU, cơn bão hoàn hảo của các vấn đề kinh tế mà khối EU phải đối mặt có thể làm cho việc kích thích tài khóa trở nên thiết yếu.