Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp nông thôn
Những năm qua, các sản phẩm công nghiệp nông thôn đều nhận được sự hỗ trợ của tỉnh để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao.
Điển hình cho việc này phải nhắc đến Công ty TNHH Bà Đen Farm (Tây Ninh). Vào cuối năm 2021 công ty này đã nghiên cứu thử nghiệm, sản xuất thành công và giới thiệu ra thị trường các dòng sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ cho người tiêu dùng như: trà sâm bố chính, sâm Ấn Độ, bột sâm, sâm tươi, sâm sấy khô, rượu sâm, nước sâm…
Nguồn nguyên liệu chính phục vụ chế biến được cung cấp trực tiếp từ vùng nguyên liệu của công ty và các đối tác, thành viên của HTX nông dược Bà Đen Farm, được trồng theo hướng hữu cơ, bảo đảm các chỉ tiêu về dược liệu, an toàn cho sức khoẻ.
Theo đại diện doanh nghiệp này, năm vừa qua, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng Công ty TNHH Bà Đen Farm vẫn hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhờ kinh nghiệm sản xuất và các đầu mối liên kết, tiêu thụ ở một số tỉnh, thành qua các kênh bán hàng như siêu thị, chuỗi cửa hàng, đại lý. Để đa dạng hoá sản phẩm, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm một số sản phẩm mới, phù hợp thị hiếu của khách hàng.
Tương tự, Công ty TNHH MTV Như Anh (Tây Ninh) cũng đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy bắn màu hạt điều RC1, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất để tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm trong và ngoài nước cùng loại.
Sản phẩm hạt điều rang muối của công ty vừa được công nhận sản phẩm công nghệ thông tin tiêu biểu. Đây là sản phẩm được sản xuất theo quy trình hữu cơ, bảo đảm khép kín, tạo ra những hạt điều rang muối thơm ngon, chất lượng. Đến thời điểm hiện tại, sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Thời gian tới, công ty tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cho cơ sở, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ, Úc; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến nhằm tăng sản lượng chế biến.
Có thể thấy, tại tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước, để có kế hoạch sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển; đồng thời, lựa chọn sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tham gia bình chọn cấp khu vực và quốc gia.
Các sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh đầu tư, sản xuất, thuộc địa bàn nông thôn, được phân thành các nhóm như sau: Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thuỷ sản và thực phẩm; Nhóm sản phẩm về thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí.
Để phát huy hiệu quả việc bình chọn sản phẩm công nghệ thông tn, Sở Công Thương của tỉnh luôn tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm trưng bày sản phẩm, hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài nước, từ đó, nâng cao khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thời gian tới tỉnh Tây Ninh cũng sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ ứng dụng thiết bị, công nghệ cho các sản phẩm công nghệ thông tin tiêu biểu các cấp của tỉnh; quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm theo nhiều kênh khác nhau. Việc kết nối giao thương, tìm đầu ra cho các sản phẩm công nghệ thông tin- nhất là sản phẩm công nghệ thông tin tiêu biểu cần được triển khai một cách linh hoạt, phù hợp.