Ngành nghề nào cần áp dụng tiêu chuẩn GMP?

Hạ Băng

Các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm phục phụ cho nhu cầu chữa bệnh hoặc hỗ trợ chữa bệnh đều cần phải đạt được tiêu chuẩn GMP.

Trên thực tế thị trường Việt Nam, GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc đối khi sản xuất thuốc. Ảnh: Internet
Trên thực tế thị trường Việt Nam, GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc đối khi sản xuất thuốc. Ảnh: Internet

Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices) là một tiêu chuẩn thực hành sản xuất chất lượng tốt, mục đích để sản phẩm đạt chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Trên thực tế thị trường Việt Nam, GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc đối khi sản xuất thuốc. Đây được coi là một tiêu chuẩn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 về quản lý an toàn thực phẩm.

Các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm phục phụ cho nhu cầu chữa bệnh hoặc hỗ trợ chữa bệnh đều cần phải đạt được tiêu chuẩn GMP. Trong đó, một số ngành phổ biến bắt buộc phải đạt được tiêu chuẩn trên: Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế và ngành khác.

Nhiều chuyên gia năng suất, chất lượng phân tích: Các nhà máy sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm là những nơi sản xuất ra các sản phẩm trực tiếp tác động tới sức khỏe con người. Vì thế, việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến từ khâu thiết kế, xây dựng nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, điều kiện phục vụ đến quá trình chế biến đóng gói, bảo quản, yếu tố con người... nằm ở mức độ quan trọng tuyệt đối. 

Doanh nghiệp phải đầu tư thời gian và công sức để xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện nhà xưởng sản xuất để có thể đáp ứng tốt các tiêu chuẩn GMP đề ra. Nhưng lợi ích khi cơ sở sản xuất của doanh nghiệp đạt được là cực lớn.

Khi áp dụng tiêu chuẩn GMP, toàn bộ dây chuyền sản xuất sẽ theo quy trình, sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng nhất, giảm thiêu chi phí nhất; chi phí sản xuất được giảm xuống đáng kể do quy trình sản xuất được kiểm soát toàn bộ không bị bỏ sót hay thừa thải.

Đồng thời, phương thức này cũng giúp doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu cạnh tranh, giữ được niềm tin của khách hàng, tăng lợi nhuận, doanh thu. Nhờ có tiêu chuẩn GMP, các cơ sở sản xuất có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được những công nhận từ các tổ chức quốc tế cũng như nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm doanh nghiệp mình trên thị trường, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Có thể khẳng định, tiêu chuẩn GMP là một cách tiếp cận hiệu quả để cải thiện cả quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm được sản xuất.

Bên cạnh những lợi ích sát sườn, khi triển khai xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP, doanh nghiệp cũng sẽ đối mặt với một số khó khăn như: Thời gian xây dựng và thẩm định lâu dài đòi hỏi có đơn vị chuyên môn hỗ trợ; chi phí xây dựng nhà máy, nhà xưởng đạt GMP khá lớn; có nhiều khâu cần kiểm duyệt ; cần đội ngũ nhân viên có trình độ, chuyên môn cao...