Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Tiếp tục cải cách thủ tục, thu hút FDI

Theo Thanh Giang/daidoanket.vn

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã và đang trở thành điểm đến của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện vốn FDI của vùng chiếm tới 43% tổng vốn FDI của cả nước, và các địa phương tiếp tiếp nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nơi tập trung của dòng vốn ngoại

Với 8 tỉnh/thành theo quy hoạch, vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam hiện đang đóng góp lớn nhất cả nước. Trong đó, tỷ trọng tăng trưởng GDP đạt 45,4% GDP cả nước, tổng thu ngân sách chiếm 42,6% tổng số thu của cả nước tính đến cuối năm 2018. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các ngành công nghiệp dịch vụ có lợi thế tạo ra giá trị gia tăng cao. Điều đáng mừng, vùng KTTĐ phía Nam đã và đang trở thành điểm đến của nguồn vốn FDI.

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn- Giảng viên Đại học Fulbright cho biết, vốn FDI của vùng chiếm tới 43% tổng vốn FDI của cả nước.Tính đến cuối năm 2018, có 15.295 dự án với tổng vốn đăng ký 153.27 tỷ USD FDI còn hiệu lực.

Nhiều doanh nghiệp FDI tiếp tục đổ vốn vào các tỉnh phía Nam
Nhiều doanh nghiệp FDI tiếp tục đổ vốn vào các tỉnh phía Nam
 

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, hiện thành phố có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn. Tại tỉnh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 8/2019 có 1.430 dự án FDI đầu tư còn hiệu lực với vốn đăng ký gần 29,7 tỷ USD. Ông Yoo Sun Hyung, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Hyosung Việt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5) cho hay, Tập đoàn đã đầu tư vào Đồng Nai hơn 1,5 tỷ USD để sản xuất các loại sợi. Sau đó tiếp tục tăng thêm vốn, gần 40 triệu USD.T

ừng là “mảnh đất lành”, vì vậy thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương liên tục đứng trong top thu hút FDI cao nhất cả nước, dẫn đầu các tỉnh Đông Nam Bộ. Trong 6 tháng đầu năm 2019, có 1,45 tỷ USD vốn FDI đổ thêm vào tỉnh Bình Dương. Kết quả này nâng số dự án FDI tại Bình Dương lên 3.639 dự án với tổng vốn đăng ký 33,76 tỷ USD. Một số dự án lớn như Công ty Nội thất Lacoer Craft Việt Nam (Hồng Công, Trung Quốc) đầu tư hơn 98 triệu USD, Công ty KyungBang Việt Nam (Hàn Quốc) đầu tư 40 triệu USD tại khu công nghiệp Bàu Bàng,…

Nói về nguồn vốn FDI, ông Trần Thanh Liêm- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho hay, Bình Dương có điều kiện thuận lợi khi địa bàn giáp TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, đây là hai địa phương có sự phát triển tốt. Cùng với đó, điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh cũng được đầu tư khá tốt. Những năm vừa qua, tỉnh đã đầu tư các quy hoạch khu - cụm công nghiệp tương đối đạt hạ tầng tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp (DN). Song song đó, liên tục cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư cho việc cấp phép, tiến hành thuê đất và triển khai đầu tư. Tất cả các khâu đều triển khai nhanh chóng, do đó được nhà đầu tư tin tưởng.

Cải thiện về chính sách, hạ tầng

Các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài thông tin, theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, tăng trưởng JDP của Việt Nam sẽ duy trì ở mức 18% trong năm 2019. Mức độ tăng chung của các quốc gia Đông Nam Á khác trung bình là 4,8% đến 4,9%, nhưng Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 6.85% trong năm tới.

Đứng ở góc độ DN nước ngoài, ông Shinji Hirai- Trưởng đại diện JETRO tại TP. Hồ Chí Minh đánh giá, TP. Hồ Chí Minh cũng như Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản. Hiện tại, các DN của Nhật Bản đang đầu tư tại 12 tỉnh thành tại Việt Nam, trong đó chú trọng vào các tỉnh phía Nam. DN Nhật Bản không chỉ tập trung vào sản xuất, mà còn phát triển vào khu vực bán lẻ do lực lượng tiêu dùng đang phát triển.

Vừa muốn thu hút thêm nguồn vốn FDI, vừa mong cộng đồng DN này hỗ trợ DN trong nước nhiều hơn, vì vậy các địa phương chủ động cải cách chính sách, thuận lợi hóa môi trường đầu tư. Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn xem xét kỹ môi trường đầu tư ở các tỉnh trong vùng để phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả hơn.

Theo DN nước ngoài, các tỉnh có cải cách thủ tục hành chính những vấn đề thủ tục chưa thật sự thông thoáng. Hồ sơ vẫn còn chạy lòng vòng ở các cơ quan hành chính nhà nước. Logistics chậm kết nối nên sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh nhưng phải mất 2 - 3 tiếng để di chuyển đến 1 tỉnh khác cực kỳ mất thời gian và chi phí. Liên quan đến những tồn tại mà DN FDI chưa hài lòng, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng, trong khi một số tỉnh có sự nâng hạng đáng kể về chỉ số PCI thì một số tỉnh khác lại bị tụt hạng.

Những nơi đó phải nhìn vào thực tế này để cải thiện tình hình của địa phương mình.. Ngoài vấn đề thủ tục hành chính, ông Tuấn còn đề cập đến nhiều vấn đề khác, ví dụ cơ cấu dân số vùng, cơ cấu vốn đầu tư xã hội cũng như cơ cấu GDP… thì rõ ràng chất lượng môi trường kinh doanh lẫn cơ sở hạ tầng các các địa phương trong vùng, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh khác không đồng đều.

Cộng đồng DN FDI đang đầu tư tại vùng KTTĐ phía Nam hy vọng, sắp tới đây TP. Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh sớm sẽ tìm ra một giải pháp để cải thiện vấn đề logistic.

Theo đại diện Trường ĐH Fullbright dự báo, khu vực FDI dù hiện tại giữ vai trò khá quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, song vai trò này sẽ giảm tương đối. Đến năm 2020 chỉ còn chiếm 21%, năm 2030 chiếm khoảng 19% tổng vốn đầu tư xã hội của vùng. Trong khi đó, vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước sẽ tăng lên 60% năm 2020 và tiếp tục tăng mạnh lên mức 74% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của vùng vào năm 2030.