Nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc khó khăn

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau khi mất đà dù đã hồi phục vững chắc từ đại dịch COVID-19, hiện đang đương đầu với quá nhiều thách thức khi mà sự suy giảm trên thị trường bất động sản trở nên tệ hại hơn.

Một dây chuyền sản xuất tại một nhà máy ở Vũ Hán, Trung Quốc - Ảnh: AFP
Một dây chuyền sản xuất tại một nhà máy ở Vũ Hán, Trung Quốc - Ảnh: AFP

 

Lợi nhuận tại các doanh nghiệp công nghiệp của Trung Quốc tháng 11/2021 tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng, theo công bố mới nhất của Cơ quan Thống kê Trung Quốc vào ngày thứ Hai. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu áp lực khi giá hàng hóa nguyên liệu thô tại quốc gia này đồng loạt giảm, thị trường bất động sản suy yếu và nhu cầu tiêu dùng yếu đi.

Lợi nhuận các doanh nghiệp công nghiệp của Trung Quốc tháng 11/2021 tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với con số 24,6% công bố vào tháng 10/2021.

Đối với giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 hàng năm, lợi nhuận của các công ty công nghiệp tăng 38% so với cùng kỳ lên 7,98 nghìn tỷ nhân dân tệ, chậm hơn mức tăng 42,2% trong 10 tháng đầu năm 2021, theo Cục Thống kê Quốc gia công bố.

Chuyên gia thống kê cao cấp tại NBS, ông Zhu Hong, cho biết dù rằng nỗ lực của phía nhà nước Trung Quốc trong việc ngăn chặn giá bất động sản tăng quá nóng đã làm giảm áp lực lên một số ngành chính thống, các biện pháp hạn chế mới nhất đồng nghĩa với sự đóng góp của ngành khai mỏ và nguyên liệu thô với tổng lợi nhuận nói chung yếu đi.

“Tuy nhiên khi mà các doanh nghiệp đương đầu với áp lực chi phí tăng cao, sự cải thiện của một số ngành cần phải được củng cố hơn nữa”, ông Zhu nói trong tuyên bố mới nhất.

Lạm phát giá cả tại các nhà máy hạ nhiệt nhẹ trong tháng 11/2021, chủ yếu bởi chính phủ cố gắng hạn chế đà tăng nóng của giá cả hàng hóa cũng như tình trạng căng thẳng điện năng giảm bớt khi mà Bắc Kinh cố gắng làm giảm tác động kinh tế từ việc chi phí hàng hóa lên cao.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau khi mất đà dù đã hồi phục vững chắc từ đại dịch COVID-19, hiện đang đương đầu với quá nhiều thách thức khi mà sự suy giảm trên thị trường bất động sản trở nên tệ hại hơn, các vấn đề của tắc nghẽn chuỗi cung ứng và biện pháp siết chặt kiểm soát COVID-19 gây tổn hại làm suy giảm tiêu dùng.

Những vấn đề trong ngành bất động sản đã gây tổn hại nặng nề đến ngành thép còn hoạt động sản xuất xi măng, kính và các thiết bị gia dụng hiện vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc nhu cầu suy giảm.

Trong buổi họp chính sách vào tháng này, những nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã cam kết bình ổn nền kinh tế và duy trì tăng trưởng kinh tế trong ngưỡng phù hợp trong năm 2022.

Chính phủ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cân nhắc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2022 xuống ngưỡng còn từ 5,5% đến 6% từ mức mục tiêu 6% của năm 2021, theo những nguồn tin mà Nikkei có được từ chính phủ Trung Quốc.

Khi mà những nỗi lo về tình trạng trì trệ lớn dần, chính quyền có kế hoạch vực dậy kinh tế thông qua các biện pháp cắt giảm thuế cũng như nới lỏng tiền tệ trước thềm Đại hội Đảng Trung Quốc vào mùa thu năm 2022. Cứ 5 năm, Trung Quốc tổ chức Đại hội Đảng 1 lần.

Mức tăng trưởng mục tiêu chính thức của kinh tế Trung Quốc sẽ được thông báo trong báo cáo vào tháng 3/2022.

Kinh tế Trung Quốc được tính toán tăng trưởng quanh mức khoảng 8% trong năm 2201, cao hơn mức mục tiêu 6% của Bắc Kinh. Nguyên nhân chính là nhờ vào tốc độ tăng trưởng đến 12,7% của giai đoạn tháng 1 đến tháng 6/2021 bởi so sánh với hiệu ứng nền thấp của 1 năm trước đó khi đại dịch COVID-19 căng thẳng. 

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại trong nửa sau năm 2021, một số chuyên gia kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giai đoạn tháng 10-tháng 12 ước tính xuống dưới ngưỡng 4%. Con số tăng trưởng cả năm 2021 dự kiến được công bố vào giữa tháng 1/2022.

Các chuyên gia phân tích ước tính rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng từ 5 đến 5,5% trong năm 2022, tốc độ cao đáng kể. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tính toán tốc độ tăng trưởng tiềm năng của kinh tế Trung Quốc ước đạt 5,5% trong năm 2022.

Dù vậy, nguồn tin giấu tên từ quan chức chính phủ Trung Quốc cho hay mức mục tiêu của năm 2022 sẽ lạc quan hơn so với triển vọng.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tín dụng. PBOC hạ tỷ lệ lãi suất cho vay vào ngày 20/12/2021. 5 ngày trước khi hạ lãi suất PBOC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm bơm thêm tiền vào nền kinh tế.

Quan chức chính phủ Trung Quốc nói với Nikkei rằng PBOC nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục hạ lãi suất trong năm 2022 nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng và cùng lúc theo dõi diễn biến giá cả.

Hiện tại, việc phát hành trái phiếu nhằm huy động tiền cho các dự án hạ tầng đã bị quá tải. Bộ Tài chính Mỹ đã cho phép chính quyền địa phương phát hành ước tính 1,46 nghìn tỷ nhân dân tệ tức 229,17 tỷ USD trái phiếu đặc biệt nhằm có tiền cho các dự án hạ tầng.