Những địa điểm lịch sử gắn liền với Ngày giải phóng Thủ đô


70 năm đã qua, những địa danh ghi dấu ngày Giải phóng Thủ đô vẫn mãi trường tồn theo thời gian, như để gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của Hà Nội thuở nào.

16 giờ ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát Thủ đô. Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân gồm có bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Hàng vạn người dân Thủ đô, từ già trẻ lớn bé, tay cầm cờ hoa hân hoan vẫy chào đoàn quân giải phóng tạo nên một không khí tưng bừng và náo nhiệt chưa từng thấy, trong tiếng loa phóng thanh đang rộn vang lời hát “Tiến về Hà Nội”.

Cùng với những con người lịch sử, Nhà hát Lớn Hà Nội, cầu Long Biên, Cột cờ Hà Nội... là những địa danh lịch sử gắn liền với những mốc son trong sự kiện lịch sử vẻ vang này của Thủ đô.

Cầu Long Biên được xem như chứng nhân lịch sử chiến thắng của quân và dân ta. Ngày 9/10/1954, những binh lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên. Đồng thời, quân đội Việt Nam tiến vào cầu chuẩn bị tiếp quản Thủ đô.
Cầu Long Biên được xem như chứng nhân lịch sử chiến thắng của quân và dân ta. Ngày 9/10/1954, những binh lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên. Đồng thời, quân đội Việt Nam tiến vào cầu chuẩn bị tiếp quản Thủ đô.
Bắc Bộ phủ trước đây là cơ quan đứng đầu bộ máy cai trị Pháp ở Bắc Kỳ, dưới sự giám sát của Toàn quyền Đông Dương. Toà nhà đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Hiện nay công trình là Nhà khách Chính phủ tọa lạc tại số 12 Ngô Quyền.
Bắc Bộ phủ trước đây là cơ quan đứng đầu bộ máy cai trị Pháp ở Bắc Kỳ, dưới sự giám sát của Toàn quyền Đông Dương. Toà nhà đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Hiện nay công trình là Nhà khách Chính phủ tọa lạc tại số 12 Ngô Quyền.
Khu Thành cổ (Hoàng thành Thăng Long) là nơi hội quân của 3 cánh quân Đại đoàn 308 vào tiếp quản Thủ đô sáng 10/10/1954.
Khu Thành cổ (Hoàng thành Thăng Long) là nơi hội quân của 3 cánh quân Đại đoàn 308 vào tiếp quản Thủ đô sáng 10/10/1954.
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Đến ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, một lần nữa lá quốc kỳ lại tung bay trên đỉnh kỳ đài lịch sử. Đây đã trở thành nơi di tích lịch sử của Thủ đô và cả nước.
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Đến ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, một lần nữa lá quốc kỳ lại tung bay trên đỉnh kỳ đài lịch sử. Đây đã trở thành nơi di tích lịch sử của Thủ đô và cả nước.
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng, nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng 10/10/1954 vào tiếp quản Thủ đô.
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng, nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng 10/10/1954 vào tiếp quản Thủ đô.
Ga Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên quân đội Việt Nam tiếp quản từ Pháp. Suốt từng ấy năm, nhà ga vẫn luôn nhộn nhịp du khách từ nhiều nơi trên đất nước và quốc tế.
Ga Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên quân đội Việt Nam tiếp quản từ Pháp. Suốt từng ấy năm, nhà ga vẫn luôn nhộn nhịp du khách từ nhiều nơi trên đất nước và quốc tế.
Chợ Đồng Xuân được Pháp xây dựng năm 1890. Từ sau ngày quân đội Việt Nam tiếp quản Hà Nội, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất tại thủ đô. Ngày nay, chợ Đồng Xuân là nơi giao thương tấp nập của các thương lái không chỉ của Hà Nội mà cả nước.
Chợ Đồng Xuân được Pháp xây dựng năm 1890. Từ sau ngày quân đội Việt Nam tiếp quản Hà Nội, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất tại thủ đô. Ngày nay, chợ Đồng Xuân là nơi giao thương tấp nập của các thương lái không chỉ của Hà Nội mà cả nước.
Khu vực Cửa Nam, nơi cánh quân phía Tây của Đại đoàn 308 từ Ô Cầu Giấy tiến về tiếp quản Thủ đô trong sáng 10/10/1954.
Khu vực Cửa Nam, nơi cánh quân phía Tây của Đại đoàn 308 từ Ô Cầu Giấy tiến về tiếp quản Thủ đô trong sáng 10/10/1954.
15h ngày 10/10/1954, Nhà hát lớn Hà Nội là nơi hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử vang lên. Đến nay, Nhà hát là một trong những trung tâm văn hoá quan trọng của Hà Nội. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hoá, nghệ thuật của thành phố và cả nước.
15h ngày 10/10/1954, Nhà hát lớn Hà Nội là nơi hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử vang lên. Đến nay, Nhà hát là một trong những trung tâm văn hoá quan trọng của Hà Nội. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hoá, nghệ thuật của thành phố và cả nước.
Theo Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô