Những điểm mới quan trọng đối với hoạt động kê khai giá

PV.

Nhằm bãi bỏ thủ tục hành chính về kê khai giá, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá có nhiều nội dung đổi mới quan trọng.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tại buổi Họp báo chuyên đề về ''Cơ chế quản lý giá đối với nhóm hàng hóa dịch vụ chuyển từ phí, lệ phí sang giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 27/12, đại diện Bộ Tài chính cho biết, hiện có 17 loại phí được chuyển sang cơ chế giá do Nhà nước định giá.

Theo đó, Chính phủ giao thẩm quyền định giá cho 06 bộ, ngành (Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT, Bộ LĐTB&XH, Bộ Công Thương, Bộ Y tế) quy định giá 10/17 hàng hóa, dịch vụ; giao thẩm quyền định giá đối với UBND tỉnh quy định 9/17 hàng hóa, dịch vụ.

Đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi và thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 06 tuổi theo quy định của Bộ Y tế: Thẩm quyền rà soát và tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá, thẩm quyền tiếp nhận Văn bản kê khai giá thuộc Bộ Công Thương và Sở Công Thương.

Đối với mặt hàng dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá, dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá, cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ, cước vận tải hành khách bằng taxi, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt: Thẩm quyền tiếp nhận Văn bản kê khai giá thuộc Bộ Giao thông vận tải và Sở Giao thông vận tải theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP.

Về kê khai giá có nhiều nội dung đổi mới nhằm bãi bỏ thủ tục hành chính về kê khai giá, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, trong đó Chính phủ chỉ đạo nguyên tắc “nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, quy định cụ thể và thanh tra, kiểm tra, giám sát”.

Bộ Tài chính đánh giá, đối với nội dung kê khai giá, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tăng cường hậu kiểm về mức giá kê khai phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá trong trường hợp cần thiết để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính đã ban hành 12 thông tư quy định về giá sản phẩm, dịch vụ từ phí chuyển sang cơ chế giá do Nhà nước định giá thuộc thẩm quyền quy định giá của Bộ Tài chính thuộc 06 nhómGiá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; Khung giá kiểm nghiệm thuốc dùng cho thực vật; Khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật; Giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng; Giá cụ thể kiểm định phương tiện vận tải; Giá dịch vụ chứng khoán.

Thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ theo quy định và đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế trong giai đoạn đầu thực hiện theo cơ chế giá, về cơ bản phần lớn các mức giá các hàng hóa, dịch vụ được Bộ Tài chính quy định tại các thông tư nêu trên bằng các mức phí đang thực hiện năm 2016, một số ít giá dịch vụ được quy định thấp hơn hoặc được tính thêm một số chi phí theo lộ trình.

Bộ Tài chính ban hành 02 Thông tư quy định về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán cho 23 nhóm dịch vụ (bỏ 03 dịch vụ so với hiện hành) và cơ bản các mức giá dịch vụ được giữ ổn định như mức thu phí hiện hành vì các mức phí đã được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí cung ứng dịch vụ. Giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán là giá không có thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, một số mức giá dịch vụ đã được xem xét, điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ cho các thành viên thị trường như: Giảm mức giá dịch vụ giao dịch trái phiếu thông thường, giá dịch vụ giao dịch mua bán lại repo trái phiếu; bỏ mức trần đối với giá dịch vụ môi giới đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ; không quy định mức tối thiểu đối với giá dịch vụ đấu giá do Sở GDCK cung cấp...; bổ sung giá dịch vụ đối với chứng quyền có bảo đảm trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với thực tế Việt Nam mới bắt đầu triển khai.

Đối với giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán, Bộ Tài chính ban hành 02 Thông tư quy định trong lĩnh vực này, các mức giá dịch vụ được giữ ổn định như mức thu phí hiện hành vì các mức phí đã được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí cung ứng dịch vụ. Giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán là giá không có thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, một số mức giá dịch vụ đã được xem xét, điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ cho các thành viên thị trường như: Giảm mức giá dịch vụ giao dịch trái phiếu thông thường, giá dịch vụ giao dịch mua bán lại repo trái phiếu; bỏ mức trần đối với giá dịch vụ môi giới đối với cổ phiếu...