Những động lực cho tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam đạt 6,42% (cùng kỳ tăng 3,84%), khá sát với mong đợi và cao hơn một chút so với dự báo mà ông đã đưa ra từ đầu năm.

Ông Michael Kokalari, CFA, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho biết khi trao đổi với báo chí.

Những động lực cho tăng trưởng kinh tế - Ảnh 1

Con số này ghi nhận sự tăng trưởng tích cực đặc biệt từ tăng trưởng lớn về sản xuất và xuất khẩu; trong đó có sự phục hồi các nhà máy sản xuất, theo dự báo về tiến trình phục hồi của các thị trường lớn toàn cầu, đặc biệt là Mỹ.

Sự phục hồi kinh tế Mỹ

Tín hiệu tích cực đáng chú ý, hàng tồn kho ghi nhận đã giảm một nửa ở Mỹ, ví dụ Nike -11% vào cuối tháng 6. Nike có thị trường gia công lớn từ Việt Nam, tất cả mẫu các giày có thương hiệu Nike trong hàng tồn kho không dễ bán đi, có thể cao đột ngột hoặc thấp đột ngột. Hàng tồn kho được dự đoán sẽ còn tiếp tục giảm đi rất nhanh, báo hiệu nhu cầu của thị trường này sẽ còn tiếp tục tăng.

Minh chứng triển vọng xuất khẩu, chỉ số PMI đã tăng mạnh lên 54,7 điểm trong tháng 6, so với mức 50,3 điểm của tháng 5. Kết quả chỉ số không chỉ cho thấy sức khỏe ngành sản xuất cải thiện tháng thứ ba liên tiếp, mà còn cho thấy các điều kiện kinh doanh đã mạnh lên đáng kể.

“Rõ ràng nền kinh tế mạnh lên của Mỹ mạnh lên, nhu cầu tăng nhanh mang lại lợi ích cho Việt Nam, vì đây là một trong những thị trường lớn nhất của Việt Nam. Một thống kê gần nhất từ WSJ ghi nhận phần đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Mỹ đã tăng lên nhanh chóng và nhu cầu lớn về hàng hóa cũng tăng lên. Xuất khẩu hàng hóa lớn hơn đến Mỹ là câu chuyện mà chúng ta có thể kỳ vọng ở nửa cuối năm 2024”, chuyên gia dự báo.

Tiêu dùng nội địa và bất động sản

Bên cạnh tích cực của sản xuất, xuất khẩu, diễn biến thị trường có sự đóng góp cho tăng trưởng GDP từ tiêu dùng. “Nếu bạn ra đường và nhìn thấy những gì đang diễn ra quanh thành phố, kể cả những vùng lân cận, ngoại ô hay vùng ven chăng nữa, bạn sẽ luôn thấy rằng tiêu dùng là yếu tố hết sức cần thiết. Về cơ bản nó luôn là điều thiết yếu, và luôn theo một chiều hướng đi lên”, ông Michael Kokalari nhận định.

Một trong những lý do thúc đẩy tiêu dùng là dòng vốn đổ vào bất động sản, làm “thổi phồng” xu hướng đầu tư lĩnh vực này. Nhưng vốn đầu tư bất động sản năm nay theo nhìn nhận, không phụ thuộc vào sản phẩm mà hướng đề lực tiêu thụ. Hay nói cách khác, bất động sản sẽ là một vấn đề cần quan tâm trong năm sau ở Việt Nam vào 2025, bởi sự thúc đẩy của các chính sách pháp lý, theo Kinh tế gia trưởng của VinaCapital.

Ngoài ra, ông cho rằng đóng góp tích cực từ du lịch và lượt khách đến Việt Nam, được thúc đẩy bởi lượng khách quốc tế từ Trung Quốc không chỉ cho Việt Nam mà còn cho mọi nền kinh tế - là yếu tố rất quan trọng. Tỷ lệ này đã tăng vào 2023 tuy còn thấp; đến năm nay đã tiếp tục nâng lên rất mạnh mẽ và sẽ thúc đẩy bán lẻ - tiêu dùng đáng kể. Bên cạnh đó, lương cơ sở của người Việt theo dự báo sẽ có sự biến động và tác động dự kiến khoảng 1% GDP. Tiền mới và nhu cầu chi tiêu, nhu cầu vay của người đều sẽ tăng lên, giúp tiêu dùng tốt hơn.

Đầu tư từ ngân sách

Đối với động lực đầu tư công, hiện Chính phủ đang đẩy mạnh nhưng vẫn ghi nhận giải ngân thấp trong 6 tháng đầu năm 2024. Thủ tướng Chính phủ mới đây đã có yêu cầu bổ sung một tổ công tác do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Tổ trưởng nhằm kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân, báo cáo Thủ tướng.

Dự báo chi tiêu Nhà nước dành cho cơ sở hạ tầng sẽ giữ ở mức sàn và luôn tăng lên, không giảm, ông Kokalari cũng lưu ý, năm 2023 bội chi ngân sách đã tăng mạnh và lên gần 4%. “Chúng ta không mong muốn có sự tăng thêm hoặc Chính phủ cần quản lý chặt ngân sách đầu tư, có thể giảm dưới mức này là phù hợp. Phần này đã giúp cho nền kinh tế có động lực tích cực nhưng không hẳn sẽ là nguồn đóng góp mạnh cho tăng trưởng kinh tế năm nay”, ông nói.

Lưu ý về FDI và tỷ giá

Tăng trưởng FDI tại Việt Nam 6 tháng đầu 2024 ghi nhận tăng trưởng rất mạnh về số lượng, tuy nhiên theo chuyên gia, xuất hiện lý do khiến chúng ta phải đặt câu hỏi về sự bền vững của FDI tại Việt Nam.

Ngoài ra, chuyên gia gia cho rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ mặt khác, cũng đặt áp lực rất lớn lên đồng Việt Nam. Lượng đầu tư và vốn tăng trưởng mạnh đã đẩy 1 lượng tiền mặt vô tiền khoáng hậu vào ví của người sử dụng ở Mỹ (lạm phát), khiến USD theo lãi suất mạnh lên, áp lực lớn lên VND. Khi ngân sách của kinh tế Mỹ tăng cao và số tiền bỏ ra cho cầu vật chất cao như nhau, thúc đẩy USD tăng giá, có sự lo ngại về suy giảm của Việt Nam đồng ở mức 5%, cùng với sự kém năng động của Euro và Yên Nhật.

Tuy nhiên theo chuyên gia, trong quý II, việc giảm giá VND rất mạnh có tác động đẩy của giá vàng. Tại Việt Nam, biến động giá vàng có sự khác biệt so với thị trường quốc tế. NHNN đã phải bán vàng để rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, ngược với xu hướng của nhiều NHTW đã mua vàng từ trước đẩy giá vàng lớn. Cùng với đó, NHNN cũng đã bán ước khoảng 6 tỷ USD dự trữ ngoại hối để nâng giá đồng USD.

Chuyên gia cho rằng Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để ổn định tỷ giá dao động trong biên độ 5-6% trong khoảng 12 tháng tới, với việc tập trung vào động lực chính là FDI - động lực mà Việt Nam đang rất có lợi thế do không phải cạnh tranh trong “cuộc thi FDI” cùng Ấn Độ hay Malaysia, khi định hướng chào đón vốn FDI của Việt Nam có sự khác biệt.

Theo Lê Mỹ/diendandoanhnghiep.vn