Pfizer và tư bản dược liệu
Pfizer đang trên đà tiến tới chủ nghĩa "siêu độc quyền" trong lĩnh vực sản xuất vắc xin ngừa COVID-19.
COVID-19 đã trao quyền lực toàn năng cho một vài tập đoàn y tế như Pfizer, ông chủ của hãng dược này đã được mời đến Hội nghị G7, là thượng khách đầu tiên của cung điện Hoàng gia Nhật Bản, người được Joe Biden gọi là “bạn tốt” và Thủ tướng Israel 30 lần đánh điện “thăm hỏi”.
Albert Bourla không chỉ sở hữu Pfizer, mà mấu chốt là ông ta có trong tay nguồn lực của mọi nguồn lực - các nhà khoa học Y học hàng đầu ở châu Âu, Katalin Kariko, Drew Weissman và Ugur Sahin. Đã sử dụng công nghệ mRNA phát triển vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech và Moderna.
Tại sao vắc xin lại mang tên Pfizer - một công ty dược phẩm của Mỹ mà không phải BiON Tech, công ty dược không mấy tên tuổi của Đức, nơi mà Ugur Sahin, gốc Do thái lần đầu tiên phát triển công nghệ mRNA?
Đây đích xác là một thương vụ hợp tác giữa các nhà tư bản dược Đức - Mỹ, Pfizer giàu tiền bạc đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội bắt tay với BioN Tech. Bây giờ “gã khổng lồ” dược phẩm Mỹ chỉ tập trung khai thác quyền thương mại, và hiển nhiên cái tên Pfizer được dùng để đặt tên cho loại vắc xin này.
Kết quả ngày hôm nay của ông trùm vaccine Pfizer giải thích vì sao cuộc đua sản xuất sinh phẩm này rất căng thẳng ngay từ đầu. Cuối năm 2020, các nước Mỹ, Nga, Trung dù chưa thử nghiệm lần cuối nhưng vẫn khẳng định chắc như đinh đóng cột.
Thời điểm đó, người ta đã nhìn ra yếu tố chính trị trong việc chạy đua bào chế vắc xin. Quả thật, vắc xin chính là món hàng đem lại mọi sức mạnh, nó khiến quyền lực chính trị phải cầu cạnh. Kết quả cuối cùng, cả 3 đại diện này đều có vaccine thương phẩm, nhưng chỉ có Mỹ với Pfizer thành công nhất cả hai phương diện kinh doanh và dịch tễ.
Có trong tay quyền sinh sát đúng theo nghĩa đen, ông trùm Pfizer sẽ làm gì tiếp theo dựa vào lợi thế tuyệt đối đang nắm giữ? Tối đa hóa lợi nhuận và mở rộng ảnh hưởng chính trị là điều tất yếu.
Phân tích các kỹ thuật phát triển sản xuất vaccine mRNA của Pfizer và Moderna cho thấy vaccine này được phát triển nhờ nguồn ngân sách công khoảng 8,3 tỷ USD. Bởi vậy, những loại vắc xin này có thể được sản xuất với chi phí khoảng 1,2 USD/liều.
Pfizer nâng giá bán tại châu Âu lên 19,50 euro một liều (tương đương 23,15 USD), cao hơn so với mức giá 15,50 euro trước đó. Tại Uganda, châu Phi, mỗi liều vắc xin Mỹ có giá bằng với mức chi tiêu y tế của một người dân trong một năm! Israel trả 28 USD/liều, gấp 24 lần chi phí sản xuất dự tính.
Điều đáng nói là hãng dược phẩm nổi đình nổi đám này không đồng ý chuyển giao đầy đủ công nghệ vắc xin với bất kỳ nhà sản xuất có năng lực nào ở các nước đang phát triển. Hẳn nhiên, là sự biểu hiện rõ rệt của độc quyền và lợi nhuận siêu ngạch.
Đối với sự vận hành của nguyên tắc kinh tế tư bản, bắt buộc họ chia sẻ “cỗ máy kiếm tiền” cũng giống như việc xóa bỏ sự tồn tại của chúng. Độc quyền là kết quả hiển nhiên của quá trình chạy đua, cạnh tranh quyết liệt ít có sự can thiệp của chính phủ.
Trong lịch sử hơn 4 thế kỷ của chủ nghĩa tư bản có hàng vạn công ty độc quyền, chúng không chỉ kết hợp theo hàng ngang, cùng ngành mà còn liên kết dọc tạo ra những đế chế liên thông nhau về hạ tầng kỹ thuật, tiêu chuẩn.
Loại hình này thoạt đầu tự phát, sơ khai, hiện nay đã phát triển đến cấp độ “hợp tác với chính phủ”, do sự đan xen quyền lực kinh tế và chính trị. Nhiều nhà nước tư bản đóng vai trò là “người dọn đường” cho doanh nghiệp bành trướng ra toàn cầu.
Nhưng với Pfizer quả là hiện tượng lạ, bây giờ không tỏ ra thân thích với bất kỳ chính tri gia nào, dù đó là Tổng thống Mỹ!