Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Nguyễn Trung

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 45/2024/TT-BTC về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Theo đó, có 2 phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, gồm: Phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.

Căn cứ đặc tính của hàng hoá, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, các tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với hàng hoá, dịch vụ cần định giá.
Căn cứ đặc tính của hàng hoá, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, các tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với hàng hoá, dịch vụ cần định giá.

Thông tư số 45/2024/TT-BTC quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá gồm: Phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.

Căn cứ đặc tính của hàng hoá, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với hàng hoá, dịch vụ cần định giá.

 

Đối tượng áp dụng của Thông tư số 45/2024/TT-BTC là các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động định giá hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Một số nguyên tắc chung liên quan đến phương pháp định giá được quy định cụ thể. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nếu làm phát sinh khoản thu khác thì phải trừ mức tương ứng ra khỏi chi phí của sản phẩm chính.

Nếu thu hồi được sản phẩm phụ để bán hoặc tiếp tục sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm khác thì phải phân bổ chi phí để trừ khỏi chi phí sản xuất của sản phẩm chính, nếu sản phẩm phụ không thể thu hồi để bán hoặc sử dụng thì không phải phân bổ chi phí.

Đối với các chi phí, yếu tố tính giá liên quan đến nhiều hàng hoá, dịch vụ mà không thể tách riêng ra được thì cần tập hợp và phân bổ theo tiêu thức thích hợp như doanh thu, chi phí, số lượng, khối lượng, thời gian và các tiêu thức khác phù hợp với ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật liên quan của hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp các chi phí, yếu tố tính giá có thời gian sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ, nhiều năm thì thực hiện phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp các chi phí, yếu tố tính giá phát sinh trong nhiều kỳ, nhiều năm thì phải tập hợp số liệu của nhiều kỳ, nhiều năm để phân bổ.

Thông tư số 45/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.