PVcomBank sát cánh cùng doanh nghiệp dệt may
Đón đầu cơ hội vàng từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đang sát cánh cùng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vươn ra biển lớn -cùng đóng gópchosự nghiệp phát triểnchungcủa kinh tế đất nước.
Khi TPP được ký kết, ngành dệt maylà một trong những ngành hưởng lợi lớn trong các ngành hàng của Việt Nam, bởi lẽ, khu vực TPP là khu vực tiêu thụ đến 60% hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ.
Theo các chuyên đề nghiên cứu Bộ Thương mại Mỹ, hàng Dệt may của Việt Nam sẽ tiếp tục được Mỹ nhập khẩu với kim ngạch ngày càng tăng. Dự kiến đến năm 2019, tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu gia tăng sẽ ở quanh vùng 14%. Ngoài thị trường Mỹ, tiềm năng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Namvàocácthị trường khác trongkhốicác quốc gia tham giaTPPcũng vô cùng to lớn.Khi TPP được ký kết,giá trịxuất khẩu ngành dệt, may mặc và da giàycủa Việt Nam có thểsẽ tăng gấp rưỡi tính đến năm 2025.
Một thị trường lớn trong khối tham gia TPP làthị trường Nhật Bản. Việc các nhà đầu tư Nhật Bản tăng đầu tư vào vùng sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may tại Việt Nam đã tạo cơ hội cho dệt may tận dụng lợi thế về quy tắc xuất xứ và từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Năm 2015, dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản tiếp tục khả quan, có thể đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2014.
Mặc dù ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước các cơ hội lớn, nhưng bên cạnh đó, những thách thức đối với dệt may cũng là không nhỏvà nếu các doanh nghiệp không vượt qua được các thử thách này thì doanh nghiệp không thể tiếp cận các cơ hội do TPP mang lại.
Các thách thức có thể kể ra là việc phải tuân thủ nguyên tắc xuất xứ tính từ sợi (yarn-forward). Thứ hai là quyền lập hội của người lao động, hay nói cách khác phải có tự do nghiệp đoàn và thứ ba là kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Chưa kể, thị trường dệt may trong nước cũng sẽ phải đối mặt với làn sóng các sản phẩm trung cao cấp khi các sản phẩm dệt may của các nước TPP vào Việt Nam cũng được hưởng thuế suất 0%.
Thấu hiểu những khó khăn, thách thức trên của doanh nghiệp,PVcomBank - với vai trò là một trong những ngân hàng thương mại lớn, có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ - luôn có những chương trình khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may phát triển.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng Giám đốc PVcomBank cho biết, bằng nỗ lực và tâm nguyện của mình, PVcomBank luôn đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Cụ thể, hiện PVcomBank đang có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp dệt may với gói tín dụng ưu đãi 1.000 tỷ với lãi suất USD từ 3%/năm và VND từ 6%/năm. Đặc biệt, trong Chương trình này, PVcomBank dành gói ưu đãi dành cho các doanh nghiệp trong ngành sợi với lãi suất từ 1,8%/năm.
Ngoài ra, PVcomBank cũngcung cấp các gói giải pháp tài trợ trọn gói đối với ngành dệt may và nhóm doanh nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho ngành./.