Quy định về chi phí thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt để bảo vệ môi trường

Minh Anh

Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước. Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân.

Việc thay đổi cách tính phí rác thải sinh hoạt mới được cho là tạo nên sự công bằng theo nguyên tắc "ai xả rác nhiều, phải trả tiền nhiều". 
Việc thay đổi cách tính phí rác thải sinh hoạt mới được cho là tạo nên sự công bằng theo nguyên tắc "ai xả rác nhiều, phải trả tiền nhiều". 

Theo ước tính, hiện trên cả nước, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10 - 16%/năm. 

Trong khi đó, hệ thống công trình hạ tầng đô thị chưa được phát triển đồng bộ; trình độ và năng lực quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của quá trình đô thị hóa, làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại các bãi chôn lấp, đã và đang là vấn đề bức xúc đối với xã hội. Quản lý tổng hợp chất thải rắn được xác định là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định việc thay đổi cách tính phí rác thải sinh hoạt mới được cho là tạo nên sự công bằng theo nguyên tắc "ai xả rác nhiều, phải trả tiền nhiều". 

Cụ thể, Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ: Phù hợp với quy định của pháp luật về giá; Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại; Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc phân loại không đúng quy định thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt khác.

Về hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Điều 30 Thông tư số 02/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải.

Cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt.

Giá bán bao bì bao gồm giá thành sản xuất bao bì và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Thông qua thể tích thiết bị chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt; Thông qua việc cân xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đối với các cơ quan, tổ chức) hoặc các hình thức khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Việc thu giá dịch vụ qua bao bì được thực hiện như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn cơ sở sản xuất và phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Cơ sở sản xuất và phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt là cơ sở chuyên biệt hoặc cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Cơ sở phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt sử dụng hình thức phân phối bằng cách bán; phân phối cho các hộ gia đình, cá nhân với số lượng bao bì theo định mức hàng tháng nhất định hoặc các hình thức khác cho phù hợp.