Tác động từ nguồn lực vô hình đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh

ThS. Huỳnh Minh Tâm - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Phan Văn Đàn - Trường Đại học Bạc Liêu

Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa nguồn lực vô hình và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh. Một mô hình nghiên cứu được đề xuất để đánh giá tác động của nguồn lực vô hình và năng lực đổi mới vào kết quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nguồn lực vô hình và năng lực đổi mới đã tác động đến kết quả kinh doanh và xác nhận vai trò trung gian của năng lực đổi mới. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong việc xây dựng các yếu tố quyết định đến kết quả kinh doanh cũng như nguồn lực vô hình trong các doanh nghiệp du lịch tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Giới thiệu

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Các chỉ số tăng trưởng của ngành Du lịch đều sụt giảm; hoạt động du lịch gần như bị đình trệ. Hầu hết doanh nghiệp du lịch phải đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động.

Có nhiều quan điểm và nghiên cứu về các giải pháp, để doanh nghiệp du lịch tồn tại và đạt kết quả kinh doanh tốt, tuy nhiên, phần lớn là nghiên cứu tập trung vào từng nhân tố nguồn lực vô hình.

Việc tích hợp cùng lúc nhiều nhân tố thuộc nguồn lực vô hình và kiểm định tác động của chúng đến kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới thì còn quá ít và hạn chế, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu thêm tác động của nguồn lực vô hình.

Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết dựa vào nguồn lực

Nguồn lực là tài sản hữu hình và vô hình mà các doanh nghiệp tận dụng để xây dựng và thực hiện các chiến lược (Hitt, Freeman và Harrison, 2006). Nói chung, các nguồn lực đều có giá trị khi chúng giúp doanh nghiệp tăng trưởng (Hitt, Freeman và Harrison, 2006).

Tuy nhiên, nguồn lực hữu hình có thể bị sao chép, vì vậy, tác giả tiếp cận theo hướng nguồn lực vô hình (David và David, 2017). Theo Olavarrieta và Friedmann (1999), nguồn lực vô hình gồm: Văn hóa tổ chức, nguồn lực liên quan đến kiến thức, sức mạnh thương hiệu.

Thêm nữa, vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, sự thích nghi, danh tiếng doanh nghiệp, công nghệ cũng là nguồn lực vô hình (Wojciechowska, 2016)

Vốn nhân lực

Vốn nhân lực là “năng lực của con người, kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn và kỹ năng, phương pháp đào tạo” (Lekić và cộng sự, 2022). Theo Asiaei và Jusoh (2015) thì vốn nhân lực có tác động trực tiếp vào kết quả kinh doanh. Vốn nhân lực có tác động trực tiếp vào năng lực đổi mới (Wu và Sivalogathasan, 2013).

Theo Barkat & cộng sự (2018) và vốn nhân lực có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết ban đầu như sau:

- Vốn nhân lực vừa tác động trực tiếp vào kết quả kinh doanh vừa vào năng lực đổi mới của doanh nghiệp du lịch.

- Vốn nhân lực có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua năng lực đổi mới.

Vốn cấu trúc

Vốn cấu trúc là sự kết hợp của cơ sở dữ liệu, quy tắc, chính sách, thủ tục giúp các tổ chức cung cấp thông tin cần thiết kịp thời (Khalique và cộng sự, 2020). Vốn cấu trúc có tác động trực tiếp vào kết quả kinh doanh (Asiaei và Jusoh, 2015); vốn cấu trúc có tác động trực tiếp vào năng lực đổi mới (Khan và cộng sự, 2019). Ngoài ra, vốn cấu trúc có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua năng lực đổi mới (Aljuboori và cộng sự, 2022). Do đó, tác giả đề xuất tác giả đề xuất giả thuyết ban đầu như sau:

- Vốn cấu trúc vừa tác động trực tiếp vào kết quả kinh doanh vừa vào năng lực đổi mới của doanh nghiệp du lịch.

- Vốn cấu trúc có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua năng lực đổi mới.

Vốn quan hệ

Vốn quan hệ đó là các mối quan hệ bên trong hoặc bên ngoài (Zhang và cộng sự, 2022). Ví dụ, quan hệ nhân viên của công ty, quan hệ khách hàng, tương tác với chính phủ (Zhang và cộng sự, 2022). Quan trọng hơn, vốn quan hệ có tác động trực tiếp vào kết quả kinh doanh (Asiaei và Jusoh, 2015).

Thêm nữa, vốn quan hệ có tác động trực tiếp vào năng lực đổi mới (Khan và cộng sự, 2019). Vốn quan hệ có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới (Barkat và cộng sự, 2018). Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết ban đầu như sau:

- Vốn quan hệ vừa tác động trực tiếp vào kết quả kinh doanh vừa vào năng lực đổi mới của doanh nghiệp du lịch.

- Vốn quan hệ có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua năng lực đổi mới.

Năng lực thích nghi

Một doanh nghiệp sở hữu năng lực thích nghi khi doanh nghiệp phản hồi và phản ứng một cách nổi bật (Chryssochoidis và cộng sự, 2016). Ali và cộng sự (2017), năng lực thích nghi có quan hệ với năng lực đổi mới.

Mặt khác, năng lực thích nghi có tác động trực tiếp vào kết quả kinh doanh (Clarke và cộng sự, 2015). Sau cùng, sự thích nghi có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua trung gian đổi mới (Savitri và cộng sự, 2021). Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết ban đầu như sau:

- Năng lực thích nghi vừa tác động trực tiếp vào kết quả kinh doanh vừa vào năng lực đổi mới của doanh nghiệp du lịch.

- Năng lực thích nghi có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua năng lực đổi mới.

Năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ gồm kiến thức, quy trình, phương pháp, thiết bị hữu hình (Salisu và Bakar, 2020). Đặc biệt, năng lực công nghệ có tác động trực tiếp vào năng lực đổi mới (Gökmen và Hamşiolu, 2011).

Năng lực công nghệ có tác động vào kết quả kinh doanh (Chandran và Rasiah, 2013). Sau cùng năng lực công nghệ có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới (Feranita và cộng sự, 2017). Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết ban đầu như sau:

- Năng lực công nghệ vừa tác động trực tiếp vào kết quả kinh doanh vừa vào năng lực đổi mới của doanh nghiệp du lịch.

- Năng lực công nghệ có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua năng lực đổi mới.

Danh tiếng doanh nghiệp

Danh tiếng là “sự đánh giá về một tổ chức kinh doanh bởi các bên liên quan dựa vào tình cảm, sự ngưỡng mộ và kiến thức của họ (Bahta và cộng sự, 2020). Danh tiếng doanh nghiệp có tác động trực tiếp vào đổi mới (Ou và Hsu, 2013).

Thêm nữa, danh tiếng doanh nghiệp có tác động vào kết quả kinh doanh (Bahta và cộng sự, 2020). Danh tiếng doanh nghiệp có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua trung gian đổi mới theo Vargas, 2013. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết ban đầu như sau:

- Danh tiếng doanh nghiệp vừa tác động vào kết quả kinh doanh vừa vào năng lực đổi mới của doanh nghiệp du lịch.

- Danh tiếng doanh nghiệp có tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua đổi mới.

Mối quan hệ giữa nguồn lực vô hình, năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh

Inmyxai và Takahashi (2009) quan điểm dựa vào nguồn lực nhấn mạnh những điểm mạnh bên trong của công ty về cách sử dụng các nguồn lực cụ thể để đạt được lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, năng lực đổi mới là sự cải tiến liên tục các nguồn lực và năng lực của tổ chức nhằm khai thác các cơ hội phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường (Vicente và cộng sự, 2015).

Môi trường kinh doanh đầy biến động và phức tạp được đặc trưng bởi sự cạnh tranh khốc liệt trong các nền kinh tế đang chuyển đổi đòi hỏi các doanh nghiệp liên tục tìm ra các chiến lược và nguồn lực mới để doanh nghiệp đổi mới và đạt được kết quả kinh doanh vượt trội (Khan và cộng sự, 2020).

Qua tổng quan và căn cứ vào các đề xuất nêu trên, tác giả xây dựng các giả thuyết:

H1: Nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi, năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp) có tác động thuận chiều tích cực vào năng lực đổi mới của doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.

H2: Năng lực đổi mới tác động thuận chiều tích cực vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.

H3: Nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi, năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp) có tác động thuận chiều tích cực vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.

H4: Nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi, năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp) có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới của doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.

Cách thức phân tích dữ liệu

Sử dụng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và sau cùng phân tích mô hình SEM để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu và kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy tất cả 4 giả thuyết đều được chấp nhận và đều có ý nghĩa.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Mỗi biến quan sát có hệ số tải phải cao hơn 0,5 để có hiệu lực thích hợp và 0,7 để có đạt được độ chính xác do giá trị hội tụ. Hơn nữa, các chỉ số Phương sai Trung bình Trích xuất (AVE) của mỗi yếu tố phải lớn hơn 0,5 để đảm bảo độ tin cậy và tính hợp lệ. Bảng 1 hiển thị mỗi cấu trúc với Cronbach's Alpha, Độ tin cậy tổng hợp (CR) và AVE và ghi nhận tất cả các cấu trúc là hoàn toàn chính xác, với các giá trị Cronbach Alpha lớn hơn 0,7, CR lớn hơn 0,7 (Nunnally và Bernstein, 1994), và AVE lớn hơn đáng kể 0,5. (Fornell và Larcker, 1981). Bài nghiên cứu này đáp ứng để phù hợp với mô hình: CMIN/DF = 3, TLI => .90, CFI => .95, GFI => 0,9 và RMSEA < 0,08. (Hair và cộng sự, 2014). Theo đó, mô hình đạt được sự phù hợp với mô hình tốt với các chỉ số sau: CMIN/DF = 1,786; TLI = 0,976; CFI = 0,980; GFI = 0,943 và RMSEA = 0,038; do đó, hỗ trợ mạnh cho phân tích nhân tố khẳng định CFA.

Bảng 1: tính chính xác cấu trúc (construct validity)

 

TB

Al-pha

CR

AVE

MSV

Max R(H)

TC

CR

HC

SC

RC

ADAPT

BP

IC

TC

3,1

6

0,9

08

0,9

08

0,7

11

0,5

4

0,9

08

0,8

44

             

CR

3,11

0,875

0,877

0,640

0,526

0,882

0,638

0,800

           

HC

3,16

0,864

0,865

0,616

0,54

0,867

0,735

0,637

0,785

         

SC

2,96

0,863

0,864

0,614

0,526

0,865

0,656

0,725

0,644

0,784

 

 

 

 

RC

3,03

0,857

0,859

0,671

0,464

0,863

0,662

0,537

0,681

0,599

0,819

 

 

 

ADAPT

3,34

0,865

0,866

0,683

0,472

0,868

0,658

0,634

0,649

0,687

0,602

0,827

 

 

BP

2,91

0,833

0,834

0,503

0,142

0,84

0,220

0,217

0,150

0,167

0,136

0,262

0,709

 

IC

2,77

0,814

0,816

0,527

0,142

0,824

0,205

0,272

0,161

0,091

0,080

0,001

0,377

0,726

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả

Kết quả định lượng

Bảng 2 hiển thị năng lực đổi mới có giá trị trung bình là 2,77, trong khi biến kết quả kinh doanh có giá trị trung bình là 2,91. Kết quả này ngụ ý rằng các nhà quản trị/CEOs có xu hướng gần như chưa đồng ý với năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh. Độ tin cậy tổng hợp (CR) dao động từ 0,816 đến 0,908.

Phương sai trung bình trích xuất (AVE) cho tất cả các cấu trúc lớn hơn 0,5. Cronbach’s Alpha dao động từ 0,814 đến 0,908. Mô hình đo lường có kết quả phù hợp (model fit) đạt mức tốt: CMIN/DF= 1,538; TLI = 0,973; CFI= 0,977; GFI = 0,930; RMSEA = 0,032; và mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính được xem là phù hợp.

Kiểm định mô hình

Đối với kiểm định giả thuyết, hệ số path coefficients cho thấy, nguồn lực vô hình (β = 0,237; p = 0,000) tác động vào năng lực đổi mới (H1) và năng lực đổi mới (β = 0,323; p = 0,000) tác động vào kết quả kinh doanh (H2). Kết quả là những yếu tố dự báo và tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh. Do đó, các giả thuyết H1 và H2 được ủng hộ.

Nghiên cứu này cũng khám phá mối quan hệ đáng kể của của nguồn lực vô hình vào kết quả kinh doanh (β = 0,233, p = 0,000) và giả thuyết H3 được ủng hộ. Mối quan hệ trung gian giữa năng lực đổi mới và nguồn lực vô hình được nhận thấy là có ý nghĩa (β = 0,060, p= 0,001) và do đó giả thuyết H4 được chấp nhận (hình 1)

Hình 1 Kết quả kiểm định mô hình

Nguồn: Kết quả nghi&ecirc;n cứu
Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Thảo luận

Lý thuyết dựa vào nguồn lực được áp dụng trong nghiên cứu này làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu để khảo sát sự ảnh hưởng của các thành phần thuộc nguồn lực vô hình và năng lực đổi mới đối với thực tiễn hoạt động của thị trường mới nổi của Việt Nam. Qua đó, một mô hình nghiên cứu được đề nghị về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam đã được khuyến nghị. Mô hình nghiên cứu gồm nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi, năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp) và năng lực đổi mới, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Những giả thuyết được xây dựng căn cứ theo mô hình nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, tất cả các giả thuyết đều phù hợp với mô hình.

Hàm ý quản trị

Với kết quả nghiên cứu đạt được, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi, năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp) có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh. Vì vậy, các nhà quản trị nên tập trung phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là những chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về công việc, khách hàng và thị trường; Cần tạo dựng mối quan hệ tốt với các đối tác, cộng sự và nhà cung cấp dịch vụ trong từng chuyến du lịch.

DN cần xây dựng chiến lược định hướng thích nghi để thích ứng với sự biến đổi của thị trường, khách hàng, thiên tai và dịch bệnh. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập toàn cầu, cần đầu tư vào thiết bị hạ tầng cơ sở kỹ thuật, công nghệ thông tin và tổ chức các lớp đào tạo thường xuyên cho nhân viên và sau cùng tạo dựng danh tiếng cho doanh nghiệp qua các hoạt động từ thiện, thiện nguyện.

Thứ hai, năng lực đổi mới có tác động trực tiếp vào kết quả kinh doanh, vì vậy các nhà quản trị cần thường xuyên kiểm tra và đối sánh với các công ty du lịch khác về sản phẩm, dịch vụ du lịch, giá tổ chức du lịch và các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp mình để từ đó tổng hợp và sáng tạo và đổi mới theo sự biến đổi của thị trường, khách hàng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Ali, Z., Sun, H., & Ali, M. (2017), The impact of managerial and adaptive capabilities to stimulate organizational innovation in SMEs: A complementary PLS-SEM approach. Sustainability (Switzerland), 9, 1–23;
  2. Aljuboori, Z. M., Singh, H., Haddad, H., Ramahi, N. M. A, & Ali, M. A. (2022). Intellectual Capital and Firm Performance Correlation : The Mediation Role of Innovation Capability in Malaysian Manufacturing SMEs Perspective. Sustainability, 14, 1–27;
  3. Asiaei, K., & Jusoh, R. (2015), A multidimensional view of intellectual capital: The impact on organizational performance. Management Decision, 53(3), 668–697;
  4. Barkat, W., Beh, L. S., Ahmed, A., & Ahmed, R. (2018), Impact of intellectual capital on innovation capability and organizational performance: an empirical investigation. Serbian Journal of Management, 13(2), 365–379.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 7/2023