Dự án "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của Việt Nam” do Quỹ Khí hậu xanh tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam diễn ra từ tháng 9/2020 đến tháng 11/2022 đã cho thấy nhiều kết quả tích cực.
Sáng ngày 13/1/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc có cuộc tiếp và làm việc với Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki Shunich. Hai bên đã trao đổi về các định hướng hợp tác trong thời gian tới.
Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đề ra tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, bền vững là một trong những trọng tâm ưu tiên của Việt Nam. Việc phát huy vai trò của doanh nghiệp trong vấn đề này sẽ thúc đẩy Việt Nam sớm đạt được những mục tiêu đề ra.
Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) vốn được xem là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy hành động vì khí hậu. Hội nghị đã kết thúc sau khi kéo dài thêm tới 2 ngày so với lịch trình ban đầu, đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt; song vẫn còn tồn tại một số điểm chưa thuyết phục...
Đến với COP27, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đồng thời phát đi thông điệp "cam kết đi đôi với hành động" trong thực hiện các mục tiêu khí hậu.
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ 17 đã khai mạc tại thành phố Bali của Indonesia ngày 15/11, tập trung vào các vấn đề liên quan đến phục hồi kinh tế thế giới, hệ thống y tế thế giới và biến đổi khí hậu.
Bên lề Hội nghị lần thứ 27, Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), Liên hợp quốc cho biết trong bối cảnh thế giới đang tiến nhanh tới một tương lai bền vững hơn, phát thải ít carbon thì một hệ thống mới để quản lý tài nguyên thiên nhiên là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi carbon thấp.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu nhiều ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra ngày càng gay gắt, phức tạp. Vì vậy, nhận diện rõ các tác động và tìm ra các giải pháp thích ứng đang là vấn đề được các tỉnh, thành trong vùng, trong đó có Hậu Giang đặc biệt xem trọng, hướng đến phát triển bền vững.