Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62%; giá vàng giữ ổn định; giá đô la Mỹ giảm 0,48% so với tháng trước.
Tỷ giá đồng USD đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác, cho thấy nhà đầu tư suy giảm niềm tin đặt cược vào các chính sách thắt chặt sớm của Fed.
Với kịch bản cơ sở tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2021 có thể đạt 6,1%, CPI trung bình khoảng 4%, được dự báo là kịch bản có khả năng xảy ra nhất hiện nay.
Nhằm thực hiện mục tiêu giữ ổn định mặt bằng giá, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý, điều hành giá chủ động, linh hoạt.
Kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 nhưng đã có những tín hiệu phục hồi khả quan. Với kỳ vọng dịch bệnh sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường, các chỉ số về triển vọng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức ổn định và tạo đà để phát triển tích cực, bất chất dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý II/2021 tăng 2,67% so với cùng kỳ năm 2020. Qua đó, khiến CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
Theo Bộ Tài chính, nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức dưới 4% vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá.