Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng đầu năm của Việt Nam bất ngờ bật tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020 với tổng lượng vốn đạt 22,15 tỷ USD. Điều này cho thấy, những thông tin doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam "là chưa chính xác".
Ngày 23/9, Cục Thuế Hải Phòng đã tổ chức hội nghị trực tuyến hỗ trợ giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, thủ tục hành chính đối với người nộp thuế trên địa bàn Thành phố. Hội nghị đã thu hút được 2.059 lượt truy cập, và giải đáp được gần 140 câu hỏi của các tổ chức, cá nhân người nộp thuế.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh, tuy nhiên đã làm cho việc vận chuyển, thu hoạch, tiêu thụ hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là thành tựu từ Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã đưa doanh nghiệp (DN) nước ta vào cuộc chuyển mình lớn mang tên chuyển đổi số (CÐS). Làm thế nào để vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội từ CÐS; thiết lập lộ trình cụ thể hóa các chính sách CÐS thành các giải pháp cụ thể, thiết thực trong thực tiễn đang là vấn đề được nhiều DN quan tâm.
Huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc tế những năm gần đây trở nên đặc biệt hấp dẫn với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này khá phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Ngày 22/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp lãnh đạo Tập đoàn GE, Công ty CFM International, AviaWorld LCC, Cantor Fitzgerald, Weidner Asset Management Steelman Partners, Delong, Valero, AGP và tập đoàn UPC. Đây là những tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực và cùng có mong muốn tăng cường các hoạt động đầu tư sang Việt Nam.
Đầu tư nước ngoài đang giúp gắn các hoạt động về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào hoạt động chung của doanh nghiệp. Để duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam sẽ cần phát triển thị trường vốn và vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng.
Khoản 5, Điều 217 Luật Doanh nghiệp quy định: “Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh”.