Fed tăng lãi suất mạnh mẽ đã gây sức ép lên các nền kinh tế lớn tạo ra cuộc đua tăng lãi suất ồ ạt, ngoại trừ Nhật Bản. Điều này cũng tạo áp lực cho Việt Nam trong công tác điều hành chính sách.
Ngày 21/9 (rạng sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công bố đợt tăng lãi suất tiếp theo, trong nỗ lực nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong 4 thập kỷ.
Fed dự báo lãi suất tham chiếu trung bình tại Mỹ sẽ lên 4,4% năm nay và 4,6% năm tới, trước khi giảm về 2,9% năm 2025. Sau đợt tăng hôm qua, tham số này hiện đang ở 3% - 3,25%, là mức cao nhất kể từ tháng khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Chứng khoán Mỹ rơi thẳng xuống đáy tháng 6/2020 sau khi số liệu lạm phát Mỹ vẫn ở mức báo động trong tháng 8 vừa qua. Giới đầu tư ngày càng lo ngại rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nền kinh tế vào một cuộc suy thoái nếu tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất.
Hướng đi tiếp theo của giá vàng sẽ còn tùy thuộc vào việc chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell sẽ nói gì trong cuộc họp bàn về định hướng chính sách tiền tệ trong tuần sau.
Phiên giao dịch ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu thế giới giảm mạnh do nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi, ảnh hưởng đến nền kinh tế và nhu cầu năng lượng.
Trung Quốc được cho là sẽ tạm dừng các nỗ lực nới lỏng tiền tệ nhằm cố gắng chống lại sự mất giá của đồng Nhân dân tệ, trước khi đồng tiền này gần ngưỡng quan trọng 7 CNY/USD.
Tại phiên giao dịch ngày 13/9, đồng USD đã tăng mạnh trở lại so với đồng euro, đồng yen và một số loại tiền tệ khác sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát ở mức cao hơn dự kiến, thúc đẩy kỳ vọng của các nhà đầu tư vào việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục tăng lãi suất.