Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện hải quan số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất hiện nay đang được ngành Hải quan tập trung triển khai.
Để hiện đại hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan luôn tập trung lực lượng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, hải quan số. Các mục tiêu cụ thể đã được ngành Hải quan đề ra và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.
Hải quan Việt Nam có vai trò là “người gác cửa nền kinh tế”, thực hiện bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia. Bối cảnh hội nhập, phát triển mới đòi hỏi ngành Hải quan phải tiếp tục cải cách, đổi mới. Nghiên cứu này xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan Hải quan Việt Nam; đưa ra các kết luận và hàm ý chính sách để tăng cường hiệu quả hoạt động hải quan trong quản lý nhà nước. Bằng phương pháp thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy Cronbachs Alpha, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy, nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động hải quan hiện nay chịu ảnh hưởng bởi 4 nhóm yếu tố, gồm: Điều kiện tự nhiên; Bối cảnh quốc tế; Bối cảnh trong nước; Các yếu tố đặc thù của hải quan.
Tổng cục Hải quan vừa ban hành kế hoạch hành động nhằm thực hiện Nghị quyết số 131/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đây là một trong những mục tiêu cơ bản được Hải quan Thanh Hóa đề ra trong triển khai Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan. Theo đó, Cục Hải quan Thanh Hóa xác định, định hướng đến năm 2025 là đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện, đồng bộ với chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Mới đây, Cục Hải quan Cà Mau ban hành Quyết định số 104/QĐ-HQCM về Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Hải quan Cà Mau, phấn đấu hoàn thành mục tiêu 100% thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng (phi giấy tờ). Thủ tục hải quan được thực hiện mọi lúc – mọi nơi – mọi phương tiện.
Năm 2022, Cục Hải quan Quảng Ninh được giao thu ngân sách 10.600 tỷ đồng. Để hoàn thành chỉ tiêu thu, Cục Hải quan Quảng Ninh đã và đang triển khai những giải pháp cụ thể, sát thực tiễn, cùng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao.
Quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022, ngay từ đầu năm Cục Hải quan Bình Dương đã ban hành Quyết định nhiệm vụ trọng tâm và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng. Theo đó, 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm được Cục Hải quan Bình Dương đưa ra là: cải cách hiện đại hóa, thu ngân sách nhà nước và xây dựng lực lượng.
Ngay khi kết thúc dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm dần năm 2022, toàn thể cán bộ công chức và người lao động của Cục Hải quan Bình Dương bắt tay ngay vào công việc với tinh thần khẩn trương và quyết tâm cao nhất. Tất cả các bộ phận đều đảm bảo quân số sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp với tinh thần nghiêm túc, tận tình, nhanh chóng.
Nhằm đẩy nhanh thực hiện Kế hoạch cải cách phát triển hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2021-2025 hướng tới thực hiện thành công Chiến lược phát triển Hải quan 2021-2030, ngành Hải quan đã đề ra 9 nội dung cần tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai...