Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này thì quản trị tốt chi phí là vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ và đẩy mạnh ứng dụng phát triển Chính phủ điện tử, hướng đến xây dựng đô thị thông minh… đã đặt ra rất nhiều yêu cầu cần phải đổi mới với các doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
Có nhiều yếu tố có thể tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhưng quan trọng nhất vẫn là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết cơ bản là vậy, tuy nhiên thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư khó đoán định, bởi nguyên tắc cung-cầu, thuận mua vừa bán.
Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu giảm mạnh và không được cải thiện trong nhiều tháng vừa qua đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tài chính liên quan đang được xem là “nốt trầm” của thị trường chứng khoán. Làm thế nào để giải quyết đang là vấn đề “đau đầu” của các nhà quản lý hiện nay.
Số hóa được coi là yếu tố thay đổi luật chơi trong thị trường ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là bài toán khó với nhiều ngân hàng bởi đẩy mạnh số hóa cũng đồng nghĩa với việc cân đong bài toán hiệu quả kinh doanh và đối mặt với rủi ro về bảo mật.
Mặc dù đạt được một số kết quả tích cực và tiếp tục là bộ phận quan trọng của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp gần 30% vào tăng trưởng GDP nhưng quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2020 vẫn còn những mục tiêu chưa đạt được.
Thu thập dữ liệu sơ cấp từ 313 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Bến Tre, sử dụng phương pháp hồi quy đa biến, nghiên cứu đã tìm ra được 06 nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn, bao gồm: Đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm chủ doanh nghiệp, vốn, mối quan hệ xã hội, chính sách hỗ trợ, hoạt động đổi mới. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Bến Tre.
Hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Tại các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, mặc dù việc phân tích hiệu
quả kinh doanh đã được chú trọng nâng cao, nhưng hoạt động thực tiễn vẫn còn phát sinh một số
tồn tại hạn chế nhất định. Bài viết phản ánh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác phân tích hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đo lường như ROA (lợi nhuận sau thuế trên tài sản), ROE (lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu), ROS (lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần)… là cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản. T