Từ đầu năm đến ngày 15/9/2023, ngành Hải quan đã thực hiện 1.439 cuộc kiểm tra sau thông quan, thu nộp ngân sách 658,44 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ 2022.
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển, Hải quan Việt Nam đã cải cách, đổi mới hoạt động kiểm tra sau thông quan. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành Hải quan hướng tới tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn quốc; đồng thời xác định công tác kiểm tra sau thông quan thành một trụ cột của quản lý hải quan hiện đại, khuyến khích doanh nghiệp (DN) tự nguyện tuân thủ pháp luật.
Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Tổng cục Hải quan đề nghị các cục hải quan chưa thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch đối với các cuộc kiểm tra sau thông quan chưa cần thiết.
Tổng cục Hải quan cho biết, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/2/2023, ngành Hải quan đã thu nộp vào ngân sách nhà nước với số tiền 19,51 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan.
11 tháng năm 2022, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã thực hiện 63 cuộc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, bằng 105% chỉ tiêu được giao và bằng 262,5% so với cùng kỳ năm 2021. Qua kiểm tra sau thông quan, Hải quan TP. Hà Nội đã thu nộp vào ngân sách 80,74 tỷ đồng.
Năm 2021, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thực hiện trên 60 cuộc kiểm tra sau thông quan, chủ yếu thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan, tăng thu cho ngân sách nhà nước trên 25 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2020, số vụ tăng 33%. Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã tập trung nhiều vào công tác hậu kiểm, lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu...
Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu Cục Cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) và các cục Hải quan tỉnh, thành phố tạm dừng, hoãn các cuộc KTSTQ đã có trong kế hoạch năm 2021.
Kiểm tra sau thông quan là nghiệp vụ quan trọng của cơ quan Hải quan. Kiểm tra sau thông quan sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ như kế toán, kiểm toán, điều tra, xử lý vi phạm, công cụ toán kinh tế.
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển, Hải quan Việt Nam đã chuyển đổi phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan phù hợp với cơ chế quản lý hải quan hiện đại.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, qua 2 tháng đầu năm 2021, toàn ngành Hải quan thu nộp ngân sách đạt 54.760 tỷ đồng, bằng 17,38% dự toán được giao, bằng 16,54% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 7,53% so với cùng kỳ năm trước.