Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm đã giúp nhiều hộ dân tạo ra được những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, có giá trị kinh tế cao, bảo đảm đầu ra ổn định.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm nói riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Từ đó, nhiều kênh phân phối bảo hiểm ra đời và các sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) cũng dần du nhập vào Việt Nam. Đây là kênh phân phối đầy tiềm năng, hứa hẹn có đóng góp tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm ngày càng cao bên cạnh các kênh phân phối bảo hiểm truyền thống khác.
Một liên kết giữa các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics và dịch vụ hỗ trợ tại Việt Nam vừa được thiết lập. Giao thương giữa Việt Nam với thế giới có thêm động lực mới trên nền tảng cộng hưởng các thế mạnh để chủ động vượt khó.
Tại khu vực Đông Á - khu vực năng động nhất thế giới hiện nay, Hiệp định RCEP đang liên kết các nền kinh tế quan trọng dưới hình thức hội nhập thể chế.
Ngày 17/12, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra diễn đàn Mekong Connect 2021 - “Liên kết phát triển TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2021”. Chủ đề chính của diễn đàn năm nay là “Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới”.
Thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương đã có nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tạo động lực để đưa vùng đất miền Tây Nam bộ lên tầm cao mới trong khát vọng và đột phá về phát triển bền vững. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Đồng Văn Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang về vấn đề này.
Thực tiễn triển khai hoạt động liên doanh, liên kết tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập hiện nay còn nhiều tồn tại, vướng mắc, tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Điều này đặt ra yêu cầu cần sớm hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công để liên doanh, liên kết tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Thời gian qua, nhiều đơn vị y tế đã thực hiện xã hội hóa theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cung cấp chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân. Việc liên doanh, liên kết đã góp phần giúp các đơn vị huy động nguồn vốn, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công để liên doanh, liên kết tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Câu chuyện liên kết sản xuất không còn là mới đối với sản xuất nông nghiệp và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân nói riêng, nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, mối liên kết còn lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao khiến con đường sản xuất, tiêu thụ nông sản của Đắk Lắk gặp nhiều trở ngại trên lộ trình hội nhập.
Sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết từ lâu đã được xác định là giải pháp giúp nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Ðặc biệt, trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày một gay gắt, tác động của thời tiết cực đoan; dịch COVID -19… càng cho thấy liên kết là hướng đi tất yếu, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hoá.