Ngày 21/04/2023, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ - Đại hội) lần thứ 16, năm 2023.
Chiếm tỷ trọng không nhỏ trong đóng góp vào GDP, tài chính tiêu dùng là một trong những động lực để tăng trưởng. Tuy nhiên, cơ chế cho vay và thu hồi nợ liên quan đến tín dụng tiêu dùng chưa đầy đủ, rõ ràng đang khiến thị trường này bị ảnh hưởng tiêu cực.
Năm 2023, thị trường chứng khoán đối diện với nhiều thách thức nhưng vẫn có thể hi vọng phục hồi trong giai đoạn nửa cuối quý II và quý III nhờ trợ lực từ các chính sách và định hướng của Chính phủ, các bộ, ngành cũng như câu chuyện nội tại của chính thị trường.
Chia sẻ với Tạp chí Tài chính, ông Ngô Trung Dũng - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, trong thời gian gần đây, phần lớn các vụ “lùm xùm” bảo hiểm đều liên quan đến sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Từ thực tế này, Lãnh đạo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam khuyến nghị, người tham gia bảo hiểm nên dành thời gian tìm hiểu kỹ về các sản phẩm trước khi ký giao kết hợp đồng bảo hiểm, để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Sau một năm khó khăn của ngành Bất động sản, quan hệ tín dụng của các ngân hàng với các công ty bất động sản và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông trong mùa đại hội năm nay.
Quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các ngân hàng trung ương châu Á có thể cần phải duy trì chính sách tiền tệ “thắt chặt hơn và trong thời gian dài hơn” để chống lại rủi ro lạm phát vẫn còn đe dọa.
Tín dụng năm 2023 được dự báo không tăng trưởng nóng vì doanh nghiệp khó khăn, còn bất động sản - lĩnh vực hút nhiều vốn nhất, vẫn chưa thoát đáy. Dù vậy, nhiều ngân hàng vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao trong năm nay do tác động từ mặt bằng lãi vay đang giảm.
Thông tư số 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về bảo lãnh ngân hàng có hiệu lực thi hành từ tháng 04/2023 quy định rõ vấn đề bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.