Số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố cho biết, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ ngày 23/1/2020 đến tháng 10/2021 đạt khoảng 550.000 tỷ đồng.
Sau 10 năm triển khai chương trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu (giai đoạn 2011 - 2020), hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã hoạt động an toàn, lành mạnh hơn; chất lượng tài sản được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới mức 2%; nâng cao quy mô, năng lực tài chính, năng lực quản trị, tính minh bạch trong hoạt động…
Đã gần hai năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, Việt Nam cũng đã chứng kiến nhiều hậu quả nặng nề của dịch bệnh đối với mọi phương diện của đời sống xã hội. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng, bởi hệ thống ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, với vai trò thúc đẩy sự lưu thông nguồn vốn tới mọi ngóc ngách của xã hội. Song, dịch COVID-19 cũng được xem là “cú huých” giúp ngành ngân hàng Việt Nam thay đổi và thích ứng với tình hình mới.
Từ ngày 5/11/2021, một lần nữa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam lại quyết định điều chỉnh hạ bớt 100 VND giá mua vào USD từ mức 22.750 VND/USD xuống mức 22.650 VND/USD. Đây là lần điều chỉnh thứ 5 từ đầu năm 2021. Và năm 2021 cũng là năm mà NHNN đã thể hiện rõ nét sự chủ động trong điều hành tỷ giá VND/USD tạo tác động tích cực đến nhập khẩu, bảo đảm sản xuất của nền kinh tế ổn định trong bối cảnh dịch bệnh.
Phiên giao dịch đầu tuần cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của nhóm ngân hàng có quy mô vốn hoá nhỏ. Ngược lại, một số ngân hàng có quy mô vốn hoá lớn lại tiếp tục xuống giá.
Cùng với thu nhập lãi ngoài, lực cầu tín dụng được kỳ vọng sẽ bật tăng kể từ tháng 10, trong kịch bản các địa phương dần gỡ bỏ các lệnh giãn cách và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở cửa trở lại, các ngân hàng kỳ vọng sẽ bứt phá tăng trưởng trong quý IV. Đi kèm với sự tăng trưởng đó là sự phân hóa lợi nhuận giữa các ngân hàng?
Báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 10 tháng đầu năm do Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam vừa công bố cho biết, trong 10 tháng đầu năm, nhóm bất động sản hiện đang dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 163,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,4% tổng giá trị phát hành.
Các ngân hàng đang đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế những tháng cuối năm. Thực tế, gần đây không chỉ hy sinh lợi nhuận mà các ngân hàng còn giảm lãi các khoản vay cũ và mới cho khách hàng để kích cầu tín dụng. Dù dự báo tín dụng sẽ hồi phục trong ba tháng cuối năm, với mức tăng trưởng tín dụng (TTTD) cả năm dự kiến đạt khoảng 12%, song thực tế, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp (DN), người dân còn rất chậm.