Bộ trưởng Hoàng Anh - Người tạo dựng nền móng cơ bản cho sự phát triển của ngành Tài chính

Bộ trưởng Hoàng Anh - Người tạo dựng nền móng cơ bản cho sự phát triển của ngành Tài chính

Trong cuộc đời gần 80 năm cống hiến cho Đảng, cách mạng và dân tộc, dù trên cương vị công tác nào, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoàng Anh đều tạo được nhiều ấn dấu ấn thành công. Trong lĩnh vực tài chính, ông đã để lại nhiều điều đáng để chúng ta học tập. Nói về công lao, đóng góp của Bộ trưởng Hoàng Anh không thể không nhắc tới 4 quan điểm: Sản xuất; quần chúng; động viên công bằng; tiết kiệm. Đây là các quan điểm tạo nền tảng có giá trị cho phát triển ngành Tài chính.
Ngành Tài chính nỗ lực thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng song hành giai đoạn 1966-1975

Ngành Tài chính nỗ lực thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng song hành giai đoạn 1966-1975

Giai đoạn 1966-1975, với những nỗ lực không ngừng, ngành Tài chính đã có các chính sách và biện pháp quản lý tài chính phù hợp, đáp ứng yêu cầu đấu tranh bảo vệ CNXH ở miền Bắc và huy động tốt nhất nguồn tài chính trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của nước ngoài, tập trung sức người, sức của, mọi nguồn vốn tài chính cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước...
Về vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành Tài chính

Về vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành Tài chính

Đồng chí Phạm Văn Đồng – nhà cách mạng tiền bối của Đảng, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là người được Hồ Chủ tịch và Chính phủ giao trọng trách Bộ trưởng đầu tiên của ngành Tài chính ngay sau ngày Chính phủ Lâm thời ra mắt quốc dân, đồng bào. Có thể nói, tuy giữ cương vị người đứng đầu ngành Tài chính trong thời gian ngắn (9/1945-3/1946) khi đất nước đang "ngàn cân treo sợi tóc" song với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng, ngành Tài chính đã từng bước củng cố, xây dựng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung cấp cho các nhu cầu chi tiêu to lớn và cấp bách của công cuộc kháng khiến.
Ưu tiên hoàn thiện thể chế - một trong ba trụ cột phát triển ngành Tài chính

Ưu tiên hoàn thiện thể chế - một trong ba trụ cột phát triển ngành Tài chính

Nhiệm vụ về xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính trong giai đoạn tới là hết sức quan trọng và nặng nề với yêu cầu ngày càng cao. Đẩy mạnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế tài chính là một trong ba đột phá chiến lược tài chính đến năm 2030 để xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập. Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính vừa ban hành Chỉ thị về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính trong tình hình mới. Nhân dịp này, đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã dành cho Thời báo Tài chính Việt Nam (TBTCVN) cuộc trả lời phỏng vấn.
Thống nhất quản lý tài chính Nhà nước, bảo đảm cung cấp cho các chiến dịch lớn

Thống nhất quản lý tài chính Nhà nước, bảo đảm cung cấp cho các chiến dịch lớn

Trước năm 1951, tài chính rất phân tán, "các địa phương, các ngành còn phải lo liệu tự túc, phải tự xoay xở lấy một phần kinh phí. Các món thu cho quỹ địa phương chồng lên các món thu cho ngân sách toàn quốc. Như thế đã phiền cho dân mà lại thiệt cho ngân sách toàn quốc vì phần lớn các khoản chi tiêu do ngân sách toàn quốc đài thọ. Vì vậy việc thống nhất quản lý thu chi tài chính phải được thực hiện một cách gấp rút". Nội dung của chính sách thống nhất quản lý, thu chi tài chính là: các khoản thu đều do Chính phủ quy định và tập trung, thống nhất quản lý để việc đóng góp của nhân dân được công bằng, hợp lý hơn, khả năng của công quỹ được dồi dào thêm. Mặt khác lại chấm dứt được việc địa phương đặt ra nhiều khoản đóng góp lặt vặt chồng chất lên thuế của Trung ương, có khi huy động quá khả năng của nhân dân. 
Đảm bảo việc in và phát hành Giấy bạc Tài chính an toàn trong hoàn cảnh kháng chiến

Đảm bảo việc in và phát hành Giấy bạc Tài chính an toàn trong hoàn cảnh kháng chiến

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Để chủ động về mặt tài chính, khẳng định chủ quyền và sự độc lập về chính trị, kinh tế của Nhà nước cách mạng non trẻ, ngành Tài chính đã phát hành thành công Giấy bạc Tài chính hay Giấy Bạc Cụ Hồ, vừa làm vũ khí sắc bén đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận kinh tế, tài chính, tín dụng, tiền tệ, vừa đảm bảo cung cấp cho nhu cầu chi tiêu tài chính của đất nước và quốc phòng.
Thanh niên ngành Tài chính cần đi đầu trong đổi mới, sáng tạo

Thanh niên ngành Tài chính cần đi đầu trong đổi mới, sáng tạo

Sáng ngày 17/8/2022, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Tài chính long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2022-2027. Dự và chỉ đạo đại hội có đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Đồng chí Nguyễn Tường Lâm - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Đồng chí Bùi Hoàng Tùng - Quyền Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương.
Đảng bộ Bộ Tài chính: Viết tiếp truyền thống 77 năm vẻ vang của ngành Tài chính

Đảng bộ Bộ Tài chính: Viết tiếp truyền thống 77 năm vẻ vang của ngành Tài chính

2022 là năm đánh dấu mốc son 77 năm hình thành và phát triển của ngành Tài chính (28/8/1945-28/8/2022). Suốt 77 năm qua, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngành Tài chính luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy những thành tựu đó, Ban Cán sự đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tài chính tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo toàn Ngành quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao năm 2022 và các năm tiếp theo, viết tiếp truyền thống vẻ vang của Ngành.