Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp cần phải được mổ xẻ và phân tích nguyên nhân thì mới có giải pháp đúng.
Một số ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nươc (NHNN) xem xét cấp room tín dụng đều thuộc nhóm tư nhân có kết quả kinh doanh tích cực trong 2022. Đây sẽ tiền đề cho kinh doanh tăng trưởng ở 2023?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẳng định sẽ tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án bất động sản (BĐS) khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt...
Ngày 05/12/2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD)
Để hỗ trợ doanh nghiệp trước khó khăn về dòng tiền, Ban IV đề xuất Chính phủ xem xét gia tăng hiệu quả sử dụng hạn mức tín dụng năm 2023. Đồng thời, nghiên cứu, thiết kế các gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực, trong đó có những khoản mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngay cả khi room tín dụng được nới trong những năm tới, dòng tiền chảy vào lĩnh vực bất động sản được dự báo sẽ chỉ dành cho những đơn vị có uy tín, các dự án tiềm năng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm với các doanh nghiệp ngành địa ốc.
TS. Võ Trí Thành – Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, tăng trưởng tín dụng ở mức 14% là hợp lý về cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Nếu nới lỏng hơn thì áp lực lên tỷ giá còn lớn, gây áp lực lên lãi suất, tạo nguy cơ "chảy máu" vốn.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp hết 13,6% trong tổng số 14% room tín dụng năm nay, các lãnh đạo, chuyên gia cho rằng mức tăng trưởng tín dụng 14% là hợp lý về cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Nếu nới thêm, áp lực lên tỷ giá và lãi suất sẽ lớn, tạo nguy cơ chảy máu vốn.
Dù room tín dụng toàn hệ thống ngân hàng vẫn giữ ở mức 14%, tuy nhiên những ngày gần đây đã chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất huy động giữa các nhà băng, cũng như lãi suất liên ngân hàng lập đỉnh 10 năm cho thấy, áp lực giữ nguồn vốn của các ngân hàng rất lớn.