Phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng: Tiềm năng, thách thức và giải pháp

Phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng: Tiềm năng, thách thức và giải pháp

Phát triển kinh tế biển là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, trong những năm gần đây, kinh tế biển đã được sự quan tâm sâu sắc của cả nước, cũng như ở các địa phương có biển. Sóc Trăng là một trong 28 tỉnh có biển của Việt Nam, với bờ biển dài 72 km, chiếm 2,21% chiều dài bờ biển của cả nước, là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, những tiềm năng này mới chỉ được triển khai và khai thác bước đầu, chưa mang lại hiệu quả cao. Bài viết này  phân tích những tiềm năng, thách thức phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể, mang tính đột phá để khai thác đạt hiệu quả cao hơn những tiềm năng của Tỉnh.
Thực trạng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới

Thực trạng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới

Bài nghiên cứu đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh mới. Với phương pháp thống kê, so sánh và phân tích thông qua dữ liệu cập nhật mới nhất đến tháng 5/2023, kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng Việt Nam nhập khẩu (NK) từ Trung Quốc nhiều hơn xuất khẩu (XK). Do đó, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn ở trạng thái nhập siêu. Từ đó, bài nghiên cứu chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh mới.
Những kết quả và thách thức trong triển khai chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Những kết quả và thách thức trong triển khai chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế phục hồi và tái tạo dựa trên việc thiết kế và tối đa hóa hiệu quả tài nguyên. Mục tiêu phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn đã được cụ thể hóa trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bài viết phân tích những kết quả đạt được và thách thức đặt ra khi triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn 2025 - 2030, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp nhằm đối phó với thách thức trong phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành Năng lượng Việt Nam

Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành Năng lượng Việt Nam

Tình trạng biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu đang đòi hỏi tất các quốc gia phải có hành động ứng phó ngay lập tức. Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Hệ quả là, một trong những thách thức lớn mà các quốc gia phải đối mặt là cần mở rộng quy mô hệ thống năng lượng của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhưng không thể làm điều đó bằng cách sử dụng các công nghệ cũ trước đây. Nghiên cứu này dựa trên thực trạng ngành Năng lượng Việt Nam, chỉ ra các thách thức đối với ngành Năng lượng trong việc phát triển bền vững, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách trong thời gian tới.
Các thách thức trong bảo tồn, sử dụng bền vững đại dương, biển, các nguồn lợi của biển

Các thách thức trong bảo tồn, sử dụng bền vững đại dương, biển, các nguồn lợi của biển

Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững (PTBV). Tuy nhiên, việc đạt được Mục tiêu PTBV 14 (SDG 14): Tài nguyên nước - Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước vướng nhiều “cái khó”

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước vướng nhiều “cái khó”

Chính phủ đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, qua đó hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp nhà nước rút ngắn khoảng cách về tốc độ chuyển đổi số. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức, do đó, nhiều chuyên gia nhận định rằng, chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước vướng nhiều “cái khó”.
Thu hút FDI vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh hậu COVID-19

Thu hút FDI vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh hậu COVID-19

Đại dịch COVID-19 toàn cầu đã gây ra những tác động chưa từng có tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Trong bài viết này, tác giả khái quát thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong 10 năm gần đây và sử dụng phương pháp phân tích SWOT để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với thu hút nguồn vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh hậu COVID-19.
Cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi hội nhập lĩnh vực mua sắm công

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi hội nhập lĩnh vực mua sắm công

Vấn đề mua sắm công đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia, vì vậy các chính phủ đều hướng tới mục tiêu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi tiêu công. Hội nhập lĩnh vực mua sắm công trong những năm qua đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới đặc biệt là tại các quốc gia phát triển. Việc tăng cường hoạt động đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do có nội dung mua sắm công đã khẳng định ý chí, mục tiêu của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường mua sắm công thực sự minh bạch, hiệu quả, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế, từ đó giúp nâng cao hơn nữa vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Khu vực đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

Khu vực đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

Sáng ngày 17/9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có chủ đề "Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển" đã được tổ chức. Hội nghị kết nối trực tuyến tới UBND 63 tỉnh, thành phố và với 80 điểm cầu của doanh nghiệp nước ngoài ở trong và ngoài nước.