Tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu đến năm 2025 hỗ trợ 75 sản phẩm, hàng hóa được tư vấn, công bố, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS); tư vấn, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCQG) hoặc tiêu chuẩn quốc tế (TCQT); tư vấn, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP); tự công bố sản phẩm, hàng hoá theo quy định.
Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực đổi mới, nâng cao năng lực để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Các cán bộ làm công tác tiêu chuẩn sẽ được tiếp cận với các kiến thức về xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực và sự tham gia của Việt Nam, tham gia xây dựng và góp ý tiêu chuẩn quốc tế... trong các khóa đào tạo tiêu chuẩn hóa sẽ được tổ chức trong tháng 2 và 3/2023.
Cần tổ chức xây dựng và thực hiện chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia của Việt Nam để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trong những lĩnh vực ưu tiên quốc gia từng giai đoạn.
Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030 do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhằm hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tuân thủ cam kết hội nhập quốc tế, phù hợp xu thế phát triển tiêu chuẩn quốc tế và các nước tiên tiến trong khu vực.
Việc ban hành chiến lược tiêu chuẩn hóa sẽ xác định rõ các nguyên tắc, định hướng cơ bản, thiết lập chương trình hành động tổng thể, phát triển hệ thống tiêu chuẩn trung và dài hạn trên phạm vi toàn cầu hoặc quốc gia.
Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) cho rằng, các tiêu chuẩn quốc tế đang giúp các nhà sản xuất phát triển sản phẩm và dịch vụ của họ một cách hiệu quả hơn, an toàn hơn và bền vững hơn.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các giao dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ đang mở rộng thì việc đẩy mạnh chiến lược tiêu chuẩn của quốc gia là rất cần thiết. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa của doanh nghiệp khi xâm nhập thị trường quốc tế với nhiều tiêu chuẩn khắt khe và cao hơn chính là tăng khả năng cạnh tranh của Quốc gia trên trường quốc tế.
Dự án USAID TPF đang hỗ trợ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đưa ra thông lệ quốc tế tốt nhất, đánh giá tình hình, khuyến nghị cho các khuôn khổ của Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia và Hạ tầng chất lượng quốc gia cho Việt Nam.