Cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam

Nguyễn Hiền

Cần tổ chức xây dựng và thực hiện chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia của Việt Nam để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trong những lĩnh vực ưu tiên quốc gia từng giai đoạn.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và toàn diện với các Bộ chuyên ngành trong toàn bộ hoạt động tiêu chuẩn hóa.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và toàn diện với các Bộ chuyên ngành trong toàn bộ hoạt động tiêu chuẩn hóa.

Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thời gian qua đã đáp ứng kịp thời tiến độ, lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và trở thành “bệ đỡ” vững chắc, góp phần tích cực nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng cường xuất khẩu và thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, ngành Tiêu chuẩn nước ta đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội để đáp ứng thay đổi và nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế vận hành theo hướng bền vững.

Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra một cách có hiệu quả cần có những giải pháp cụ thể hơn. Theo đó, cần tổ chức xây dựng và thực hiện chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia của Việt Nam để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trong những lĩnh vực ưu tiên quốc gia từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, cần tập trung đào tạo và đào tạo lại theo chiều sâu về nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa, tiêu chuẩn hóa chuyên ngành cho cán bộ, nhân viên ngành tiêu chuẩn đo lường, chất lượng và ở các Bộ, ngành theo các trình độ khác nhau (cơ bản, cập nhật, nâng cao…);

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và toàn diện với các Bộ chuyên ngành trong toàn bộ hoạt động tiêu chuẩn hóa từ đào tạo, nghiên cứu nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa chuyên ngành, tiến tới lập và thực hiện kế hoạch xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, theo dõi và phản hồi việc áp dụng các tiêu chuẩn đã công bố nhằm không ngừng hoàn thiện tiêu chuẩn, nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn hóa.

Bên cạnh đó, cần có kế hoạch nghiên cứu bài bản và tổ chức thực hiện việc đánh giá hiệu quả hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cho một số chuyên ngành quan trọng của nền kinh tế trong phạm vi toàn quốc, bao gồm cả sự đóng góp của tiêu chuẩn cho phát triển chuyên ngành theo các giai đoạn thích hợp.

Ngoài ra, theo các chuyên gia quốc tế, dự án xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lượng các dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam theo tiếp cận mới, trong đó cần xem xét việc bổ sung nội dung khảo nghiệm tiêu chuẩn và đánh giá tính phù hợp của tiêu chuẩn với đối tượng áp dụng tiêu chuẩn cụ thể nhằm nâng cao tính khả thi...