Tại thị trường Việt Nam, xu hướng các quỹ ngoại giải ngân giai đoạn đầu năm đang quay trở lại. Đây là tín hiệu tốt để ngỏ khả năng các quỹ ETF sẽ mua ròng.
Thị trường sẽ chứng kiến hàng loạt thương vụ bán cổ phần ngân hàng cho đối tác ngoại trong năm 2022. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thương mại cho biết, việc bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài đang làm khó các nhà băng trong việc tìm kiếm cổ đông chiến lược. Vì vậy, nhiều ý kiến đề xuất nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trên 30% cho các ngân hàng có "sức khoẻ" tốt.
Vốn FDI vào bất động sản trong 8 tháng đầu năm giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm. Ngành bất động sản không có các dự án mới quy mô lớn đổ vào như các năm trước.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh là 1,43 tỷ USD bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, có tới 9 dự án với 126 triệu USD đổ vào bất động sản.
“Dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam tăng mạnh đồng nghĩa giá nhà có thể sẽ nóng lên thời gian tới. Bởi vậy, ngay từ bây giờ mua nhà sớm với giá tốt là điều đang được nhiều người tính tới”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh phân tích.
Trong thời điểm thế giới có nhiều biến động từ ảnh hưởng dịch bệnh và địa chính trị, kể cả thị trường tài chính toàn cầu, việc các DN nội tích cực tìm kiếm hợp tác với các nhà đầu tư ngoại là một bước đi hứa hẹn. Chúng không chỉ giúp các DN tận dụng được một nguồn lực mới, mà còn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh khi bắt tay với các đối tác ngoại.
Mùa đại hội cổ đông năm 2020, nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu tranh thủ hút vốn ngoại giữa làn sóng chuyển dịch lãnh thổ. Tuy nhiên, thực tế có thực hiện được kế hoạch không, còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Theo VinaCapital, các nước phát triển đang bơm khoảng 6.000 tỷ USD nhằm phục hồi kinh tế và dòng vốn này sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu. Tại Việt Nam, tốc độ bán ròng của khối ngoại đã chậm lại và có tín hiệu dòng tiền mới được rót vào chứng khoán.