Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, năm 2020, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sẽ đạt 300 tỷ USD, đồng thời, năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam xuất siêu.
Bộ Công Thương cho biết đến hết tháng 9/2019, đã có 154 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố cho thấy, tính chung trong 10 tháng năm 2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 411,92 triệu USD.
Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã ký kết và đang tham gia đàm phán 17FTA.
Theo kết quả khảo sát của mạng lưới Internations, Việt Nam đứng ở vị trí số 2 trong danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống và làm việc.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 183 triệu USD. Vốn đầu tư của Việt Nam đã góp mặt tại 25 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý I/2019 (tạm tính đến ngày 20/3/2019) đã có 18 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam với tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 120 triệu USD. Trong đó, có 24 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam là 80,4 triệu USD; Có 8 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm là 39,6 triệu USD.
Các thành viên EU đã nhất trí bổ sung 10 cái tên mới vào danh sách "các thiên đường trốn thuế," trong đó có UAE và một số vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh và Hà Lan.