Hiện nay, không chỉ giá nhiên liệu tăng cao, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng cũng biến động mạnh, các công trình xây dựng cơ bản đều đứng trước nỗi lo “đội giá” và giãn tiến độ.
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò trọng yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành một phần lớn cho chi đầu tư XDCB.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc huy động nhân lực, thiết bị, tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn. Không ít nhà thầu khó đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ” nên phải tạm dừng thi công. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng cũng phần nào bị ảnh hưởng. Do đó, Hậu Giang đang cân nhắc kỹ các giải pháp tái khởi động lại công trình xây dựng cơ bản, trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Trước thực tế nhiều động lực tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid - 19, đầu tư công cần trở thành "bệ đỡ" trong giai đoạn hiện nay. Để đảm nhiệm được vai trò này, cùng với việc phải đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, tại Phiên họp thứ 57 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến cũng lưu ý phải tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, đồng thời sớm sửa đổi các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp...
Bài viết đánh giá thực trạng phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại TP. Hà Nội trong giai đoạn 2016–2019, qua đó cho thấy, cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước tại TP. Hà Nội đã đạt được một số kết quả tích cực như: Cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước gắn bó chặt chẽ với trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp được giao, tạo được tính chủ động của mỗi cấp khi tổ chức thực hiện, chủ động cân đối nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội...
Trong quý I/2021, chi đầu tư phát triển trên địa bàn TP. Đà Nẵng đạt khoảng 4.555 tỷ đồng. Như vậy, tiến độ giải ngân vốn đầu tư còn chậm so với kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh đó, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Đà Nẵng đã chủ động đề xuất một số giải pháp, thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Thành phố.
“Tăng cường phối hợp, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân 100% vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hệ thống Kho bạc Nhà nước đặt ra trong những tháng cuối năm 2020.
“Kho bạc Nhà nước đã thực hiện tốt vai trò quản lý ngân quỹ quốc gia”, nhấn mạnh điều này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn yêu cầu: Từ nay đến cuối năm 2019, Kho bạc Nhà nước cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, các cơ quan tài chính phấn đấu thu ngân sách nhà nước vượt 5% so với dự toán; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện báo cáo tài chính nhà nước của quốc gia với chất lượng tốt nhất; làm tốt công tác khóa sổ quyết toán cuối năm…
Một vấn đề đã được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) phát hiện và chỉ ra trong suốt nhiều năm qua khi thực hiện kiểm toán Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN là nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) chưa được tổng hợp đầy đủ do thiếu những quy định cụ thể của pháp luật.
Ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở các địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại một số quốc gia cũng như một số địa phương ở Việt Nam, bài viết hàm ý những vấn đề đối với công tác quản lý và phân bổ, sử dụng ngân sách cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.