Gạo Việt Nam không chỉ tăng về lượng xuất khẩu, mà giá xuất khẩu cũng đang cao hơn một số quốc gia cùng xuất khẩu khác. Đây là thành quả của quá trình dài nâng cao chất lượng gạo.
Ngay từ đầu năm 2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã rất tốt so với cùng kỳ và hiện nay, khi một số quốc gia phải tạm dừng xuất khẩu, hoặc không thể xuất khẩu một số mặt hàng lương thực như: lúa mì, bắp, đậu nành… với nhiều lý do khác nhau đã khiến giá lương thực toàn cầu tăng mạnh. Xu hướng trên được các chuyên gia dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài, nên có thể nói đây sẽ là cơ hội rất tốt để nâng cao mặt bằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022 này.
Ngày 6/2, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lúa gạo đều mở cửa khai trương mua vào, chuẩn bị cho một năm mới với nhiều tín hiệu sôi động từ các thị trường nhập khẩu. Số khác thì chuẩn bị giao hàng cho các đơn hàng còn dư trong năm.
Việc hạn chế tại thị trường châu Phi do biến chủng Omicron, hay những động thái của Trung Quốc áp dụng chính sách nghiêm ngặt về thời gian cách ly từ 4 lên 6-8 tuần... khiến các doanh nghiệp lo ngại logistics sẽ tiếp tục còn là vấn đề khó khăn cho năm 2022.
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xu hướng tăng 200 đồng đối với lúa OM 5451, trong khi đó, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm xu hướng ổn định. Trên thị trường xuất khẩu, giá chào bán gạo tiếp tục có phiên đi ngang.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong ngày 25/11 có sự điều chỉnh giảm nhẹ ở phân khúc gạo 25% tấm, tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì sự điều chỉnh này là không đáng lo ngại, trên bình diện chung giá gạo của Việt Nam vẫn đang dẫn đầu thế giới.