Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 3/2023 đạt cao nhất trong lịch sử ngành hàng với 961.608 tấn, trị giá 509 triệu USD, tăng gần 80% về lượng và giá trị so với tháng trước. Tính chung quý I/2023, xuất khẩu gạo tăng 23,4% về lượng và tăng 34,3% về trị giá so với cùng kỳ.
Năm 2017, Trung Quốc chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng đến năm 2022 con số này chỉ còn 13%. Để gạo Việt không dần vắng bóng trên thị trường Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ chủ động hơn nữa, phối hợp với Đại sứ quán của hai nước tiếp tục tiếp nhận, xử lý nhanh và hiệu quả hồ sơ đã phê duyệt, giúp việc xuất khẩu thuận lợi hơn.
Năm 2022 đánh dấu bước phát triển mới của ngành hàng lúa gạo Việt Nam khi gạo mang thương hiệu riêng "Cơm Việt Nam Rice" được xuất khẩu sang châu Âu và bày bán tại siêu thị hàng đầu nước Pháp; gạo thương hiệu A An chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản… Cùng đó, gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các khu vực thị trường chất lượng với giá bán cao.
Năm 2022, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều thuận lợi khi khách hàng mua gạo truyền thống là Philippines đã tăng nhập khẩu từ 2,9 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn. Thị trường Trung Quốc cũng chuyển sang nhập khẩu với khối lượng lớn vào cuối năm.
Sau 10 tháng, xuất khẩu gạo đạt gần 6,1 triệu tấn. Đặc biệt, tháng 10, xuất khẩu gạo đạt 713.546 tấn - đây là tháng có lượng gạo xuất khẩu cao kỷ lục trong lịch sử ngành gạo. Bình quân xuất khẩu 600 ngàn tấn/tháng, cộng với đà tăng tốc giao hàng của doanh nghiệp trong 2 tháng cuối năm, liệu kỳ tích năm 2012 có lập lại?
Với nhiều yếu tố thuận lợi, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 dự báo sẽ tiếp tục tăng trong quý IV, sản lượng gạo xuất khẩu có nhiều khả năng sẽ cán mốc 6,5 triệu tấn vào cuối năm, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 3,3 tỷ USD.