Nỗi lo suy thoái kinh tế thế giới

Theo Trần Minh Ngọc/thoibaonganhang.vn

Sự chậm lại của kinh tế toàn cầu cộng thêm những rủi ro tiềm ẩn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hay Brexit không thỏa thuận, nay lại thêm sự tăng giá đột ngột của dầu mỏ… đã và sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của hai nước này mà còn đang phủ một bóng đen lên thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của hai nước này mà còn đang phủ một bóng đen lên thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Các chỉ số kinh tế thế giới đều dự báo giảm

Trong một hội thảo về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức mới đây, chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển nhìn nhận, thế giới đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và không ai có thể đoán định được, bởi chiến tranh thương mại chỉ là hiện tưởng nổi lên bề mặt. Hiện hai bên đã áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của hai nước này mà còn đang phủ một bóng đen lên thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong Báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới phát hành hồi tháng 7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 3,2% trong năm 2019 và 3,5% trong năm 2020, đều thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4.

Tuy nhiên, Báo cáo này của IMF được đưa ra trước khi Mỹ nâng thuế suất từ 10% lên 25% đối với 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Chưa dùng lại ở đó, Mỹ còn áp tiếp thuế quan 15% lên 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc, chia làm hai đợt từ 1/9 và 15/12.

Thương mại thế giới còn giảm sâu hơn, theo chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), thương mại thế giới bình thường tăng trưởng 5 - 6%, nhưng dự báo năm nay chỉ tăng trưởng 2,5%, giảm 0,9 điểm % so với dự báo tháng 3/2019.

Không chỉ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, kinh tế toàn cầu còn phải đối mặt với một loạt các rủi ro khác như: Brexit không thỏa thuận; quan hệ thương mại Nhật Bản – Hàn Quốc nếu tiếp tục xấu; đặc biệt giá dầu bật tăng mạnh trở lại sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái mới đây vào hai cơ sở lọc dầu của Ảrập Xêút… “Việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm cao hơn kỳ hạn 10 năm (từ thời điểm 19/6/2019) là một chỉ báo tình hình kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái trong tương lai gần”, ông Tuyển nói.

Doanh nghiệp phải đa dạng thị trường

Sự chậm lại của thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chắc chắn sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế Việt nam – một nền kinh tế có độ mở lớn. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, mặc dù kim ngạch xuất khẩu bật tăng mạnh trong tháng 8, đạt tới 25,88 tỷ USD, tăng 12,6% so với tháng trước. Tuy nhiên sự đột biến này chủ yếu nhờ hoạt động bán dòng điện thoại Galaxy Note 10 của Samsung.

Bên cạnh đó, tính chung 8 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 8,1% so với cùng kỳ, chưa bằng một nửa tốc độ tăng trưởng của 8 tháng năm 2018. Điều đáng quan tâm nhất là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc giảm 2,0%, EU giảm 0,6%...

Chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyền khuyên, các nhà xuất khẩu nên tận dụng lợi thế xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhất là những nhóm mặt hàng cùng chủng loại với sản phẩm của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng xuất vào Mỹ nhưng họ đang phải chịu mức thuế cao vì chiến tranh thương mại. Điển hình như mặt hàng dệt may, điện thoại di động… đang có tăng trưởng cao vào thị trường Mỹ có thể thay thế được hàng dệt may Trung Quốc cùng xuất khẩu vào Mỹ.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang nằm trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ nên việc tập trung xuất khẩu quá nhiều vào thị trường này cũng có nhiều rủi ro. Bởi vậy ngoài thị trường Mỹ, các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh vào các thị trường Việt Nam có lợi thế. Ví dụ, thị trường EU, Việt Nam mới ký kết hiệp định thương mại đầu tư EVFTA, khu vực liên minh châu Âu hiện nay có hơn 500 triệu dân với nhiều quốc gia phát triển mức độ tiêu thụ hàng hóa rất lớn.

Đặc biệt, các quốc gia khu vực Đông Âu hiện nay chưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường xuất khẩu hàng tiêu dùng. Ngoài ra, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc đang có đà tăng xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế quan hệ thương mại có sẵn để tăng thêm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào.

Có một thực tế, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tương đồng với các mặt hàng Trung Quốc đang xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Trong khi việc đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh trong thời gian gần đây cũng đang tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định cho hàng hóa của Trung Quốc so với hàng Việt Nam tại hầu hết các thị trường, ngoại trừ thị trường Mỹ là nơi hàng Trung Quốc đang bị đánh thuế cao.

Bên cạnh việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, để nâng cao sức cạnh tranh cho hoàng hóa, doanh nghiệp trong nước, theo ông Trương Đình Tuyển cho rằng, các bộ ngành và địa phương phải mau chóng cải cách thủ tục hành chính để giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp.

Một tin vui đối với doanh nghiệp là NHNN vừa cắt giảm 0,25 điểm phầm trăm các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện các ngân hàng có thể tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó giúp các ngân hàng ổn định mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tỷ giá được duy trì ổn định suốt từ đầu năm đến na