Thị trường dầu thế giới ra sao sau khoảng thời gian chứng kiến nhiều biến động gây sốc?


Giá dầu bình ổn sau khi Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định thị trường năng lượng toàn cầu đang trong trạng thái cân bằng.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Giá dầu bình ổn sau khi Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định thị trường năng lượng toàn cầu đang trong trạng thái cân bằng.

Giá dầu diễn biến tạm thời ổn định trong phiên ngày thứ Năm sau khi giảm sâu trong phiên liền trước đó.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm trên thị trường London, giá dầu Brent tăng 18 cent tương đương 0,23% lên 77,87USD/thùng. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 12 cent tương đương 0,16% lên 74,42USD/thùng.

Giá dầu bình ổn sau khi Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định thị trường năng lượng toàn cầu đang trong trạng thái cân bằng.

Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ và liên minh (OPEC+) cho biết không cần thêm các biện pháp cắt giảm sản lượng, tuy nhiên cũng có thể sẽ thay đổi chính sách tùy theo tình hình, ông Novak nói.

Giá dầu giảm gần 4% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư khi mà những nỗi lo về khả năng kinh tế Mỹ chững lại ảnh hưởng đến thị trường nhiều hơn so với việc dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm.

Chi tiêu vào hàng hóa Mỹ giảm mạnh hơn so với kỳ vọng, theo số liệu công bố mới nhất. Nhiều người lo ngại về ảnh hưởng tâm lý từ những rối ren trên thị trường ngành ngân hàng Mỹ sau những lùm xùm liên quan đến ngân hàng First Republic.

Số liệu công bố vào ngày thứ Năm cho thấy kinh tế Mỹ chững lại nhiều hơn so với kỳ vọng, dù rằng số liệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm trong tuần kết thúc ngày 22/4/2023.

Vào ngày thứ Năm, OPEC đã lên tiếng chỉ trích Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đại diện OPEC khẳng định rằng IEA cần phải thận trọng, không nên có những động thái gây ảnh hưởng đến đầu tư vào ngành năng lượng.

Tổng thư ký OPEC, ông Haitham al-Ghais, khẳng định rằng những động thái chỉ trích OPEC+ có thể sẽ phản tác dụng và việc OPEC+ điều chỉnh sản lượng không phải nhắm đến việc đẩy cao giá dầu mà chủ yếu tập trung vào các yếu tố căn bản trên thị trường.

Vào đầu tháng này, IEA khẳng định rằng các biện pháp cắt giảm sản lượng bất ngờ từ OPEC+ có thể tạo ra thâm hụt nguồn cung và vì vậy cản trở quá trình phục hồi kinh tế.

Vào ngày 2/4/2023, một số thành viên OPEC+ công bố họ sẵn sàng siết chặt sản lượng toàn cầu thêm 1,16 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối năm.

Nga đã có thể nâng mức xuất khẩu dầu lên ngưỡng trước khi căng thẳng Nga – Ukraine bùng phát vào ngày 24/2/2022, Nga đã có thể làm được điều này khi mà Trung Quốc và Ấn Độ mua mạnh dầu của Nga, theo nội dung bài báo mới được Business Insider đăng tải.

Trong quý đầu của năm 2023, xuất khẩu dầu của Nga đạt tổng số 3,5 triệu thùng/ngày, cao hơn so với ngưỡng 3,35 triệu thùng dầu/ngày cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang mua ước tính khoảng 90% dầu của Nga. Mỗi ngày, mỗi nước mua khoảng 1,5 triệu thùng dầu của Nga, theo số liệu của công ty phân tích dữ liệu về thị trường hàng hóa Kpler.

Lượng dầu mà trước đây Nga xuất sang châu Âu giờ đang chuyển hướng sang Trung Quốc và Ấn Độ. Trước đây, châu Âu từng có nhiều thời điểm mua đến 2/3 lượng dầu xuất khẩu của Nga. Giờ đây tỷ lệ này chỉ còn lại 8%, Kpler cho biết.

“Cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện đều đang tận dụng cơ hội mua dầu giá rẻ của Nga”, chuyên gia phân tích về thị trường dầu tại Kpler – ông Matt Smith nói.

Ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria cũng là hai nước mua mạnh dầu của Nga.

Từ trước ngày 24/2/2022, Trung Quốc đã mua mạnh dầu của Nga. Trong năm 2021, 25% dầu nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Nga, tỷ lệ này tăng dần lên ngưỡng 36%.

Trước thời điểm 24/2/2022, chỉ 1% dầu nhập khẩu của Ấn Độ đến từ Nga, tuy nhiên giờ đây con số này là 51%.

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn