Thống nhất đầu mối kiểm soát chi ngân sách nhà nước trên toàn quốc
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính đã cho biết như vậy tại buổi họp báo chuyên đề Triển khai Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi Ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, tổ chức chiều 29/9/2017.
Cũng theo ông Vinh, thời gian, qua công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước (NSNN) trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) chưa tập trung vào một đầu mối mà được phân công cho 2 bộ phận thực hiện (phòng, bộ phận kiểm soát chi thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư; phòng bộ phận kế toán thực hiện kiểm soát chi các khoản chi thường xuyên). Với mô hình này, mặc dù tương đối phù hợp với đặc thù của KBNN nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế như chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong việc giao dịch thanh toán với các đơn vị KBNN, chưa đảm bảo nguyên tắc tách bạch giữa nghiệp vụ kiểm soát chi và nghiệp vụ kế toán.
Từ những tồn tại đó, KBNN đã nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN trong hệ thống KBNN”.
Theo ông Vũ Đức Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, KBNN, sau một thời gian triển khai thí điểm tại KBNN Phú Thọ và Thừa Thiên - Huế, Đề án đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, việc triển khai Đề án tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong hoạt động giao dịch, thanh toán các khoản chi NSNN với KBNN, các khách hàng chỉ cần gửi hồ sơ đề nghị thanh toán đến một công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi của KBNN - nơi đơn vị mở tài khoản (bao gồm cả hồ sơ chi đầu tư và chi thường xuyên theo đúng quy định: “một cửa, một giao dịch viên”; đồng thời nhận lại kết quả từ chính công thức kiểm soát chi đó khi nộp hồ sơ. Nhiều khoản chi, nhất là khoản chi thường xuyên, an sinh xã hội, chi bằng tiền mặt… đã được xử lý ngay trong ngày.
“Đối với hệ thống KBNN, việc tập trung kiểm soát các khoản chi NSNN vào một đầu mối theo nguyên tắc “một cửa, một giao dịch viên” tạo thuận lợi cho khách hàng, đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời là cơ sở thuận lợi cho KBNN trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, mở tài khoản, giao nhận hồ sơ, thanh toán qua mạng. Tổ chức bộ máy của KBNN cấp huyện được tinh gọn hơn, không còn đơn vị cấp Tổ trong cơ cấu tổ chức tại KBNN cấp huyện, và sẽ giảm khoảng hơn 1.300 đơn vị cấp Tổ, góp phần từng bước giảm dần số biên chế hiện có theo đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính...” – ông Hiệp nhấn mạnh.
Theo ông Hiệp, để đảm bảo thực hiện thành công Đề án, KBNN sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát các đơn vị KBNN trong việc triển khai, thực hiện Đề án, đảm bảo việc giao dịch, thanh toán của đơn vị với KBNN theo đúng nguyên tắc “một cửa, một giao dịch viên”. KBNN sẽ tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện cơ sở pháp lý, tổ chức và đào tạo và triển khai Dịch vụ công trực tuyến KBNN trên phạm vi toàn quốc từ tháng 11/2017…
Với những kết quả đã đạt được, Phó Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Quang Vinh khẳng định, Đề án bước đầu đã đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính.
Từ những tồn tại đó, KBNN đã nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN trong hệ thống KBNN”.
Theo ông Vũ Đức Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, KBNN, sau một thời gian triển khai thí điểm tại KBNN Phú Thọ và Thừa Thiên - Huế, Đề án đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, việc triển khai Đề án tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong hoạt động giao dịch, thanh toán các khoản chi NSNN với KBNN, các khách hàng chỉ cần gửi hồ sơ đề nghị thanh toán đến một công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi của KBNN - nơi đơn vị mở tài khoản (bao gồm cả hồ sơ chi đầu tư và chi thường xuyên theo đúng quy định: “một cửa, một giao dịch viên”; đồng thời nhận lại kết quả từ chính công thức kiểm soát chi đó khi nộp hồ sơ. Nhiều khoản chi, nhất là khoản chi thường xuyên, an sinh xã hội, chi bằng tiền mặt… đã được xử lý ngay trong ngày.
“Đối với hệ thống KBNN, việc tập trung kiểm soát các khoản chi NSNN vào một đầu mối theo nguyên tắc “một cửa, một giao dịch viên” tạo thuận lợi cho khách hàng, đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời là cơ sở thuận lợi cho KBNN trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, mở tài khoản, giao nhận hồ sơ, thanh toán qua mạng. Tổ chức bộ máy của KBNN cấp huyện được tinh gọn hơn, không còn đơn vị cấp Tổ trong cơ cấu tổ chức tại KBNN cấp huyện, và sẽ giảm khoảng hơn 1.300 đơn vị cấp Tổ, góp phần từng bước giảm dần số biên chế hiện có theo đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính...” – ông Hiệp nhấn mạnh.
Theo ông Hiệp, để đảm bảo thực hiện thành công Đề án, KBNN sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát các đơn vị KBNN trong việc triển khai, thực hiện Đề án, đảm bảo việc giao dịch, thanh toán của đơn vị với KBNN theo đúng nguyên tắc “một cửa, một giao dịch viên”. KBNN sẽ tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện cơ sở pháp lý, tổ chức và đào tạo và triển khai Dịch vụ công trực tuyến KBNN trên phạm vi toàn quốc từ tháng 11/2017…
Với những kết quả đã đạt được, Phó Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Quang Vinh khẳng định, Đề án bước đầu đã đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính.