Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018:
Thúc đẩy hợp tác giữa ngân hàng Việt với các tập đoàn tài chính thế giới
Tại Việt Nam, các ngân hàng đầu tư trang bị, triển khai ứng dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Tập trung vào chủ đề: “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) được đánh giá là sẽ mở ra những tiềm năng to lớn trong hợp tác và phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới, nhất là với ngành ngân hàng - một trong những ngành chịu tác động rõ rệt nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp này.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) xung quanh những thách thức cũng như cơ hội hợp tác mà WEF ASEAN 2018 mang lại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra như vũ bão hiện nay.
Phóng viên: Đứng trước “cơn bão” CMCN 4.0, ông đánh giá thế nào về những cơ hội và thách thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam?
Tại Việt Nam, các ngân hàng đã và đang đầu tư trang bị, triển khai ứng dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ là thành tựu của cuộc CMCN 4.0 để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trên nền tảng công nghệ số, nhiều sản phẩm ngân hàng đã được phát triển như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, billing và ứng dụng công nghệ contact-less trong thanh toán dịch vụ, định danh khách hàng...
Việc ứng dụng các công nghệ mới mang tính đột phá, biểu hiện rõ nét trong ngành dịch vụ tài chính là làn sóng Fintech, kỳ vọng cao và hành vi thay đổi của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số, khuynh hướng quản lý thân thiện với đổi mới, sáng tạo và hướng nhiều hơn tới bảo vệ người tiêu dùng là những xu hướng chủ đạo làm thay đổi diện mạo ngành dịch vụ tài chính thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhờ sự phát triển của trí thông minh nhân tạo, blockchain, khoa học dữ liệu, nhận diện số và sinh trắc học… đã tạo nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng trong chuyển đổi tài sản, từ sử dụng nhân viên ngân hàng truyền thống sang gia tăng sử dụng trí thông minh nhân tạo, nhận dạng số trở thành cơ sở nhận dạng cơ bản và được bảo mật thông qua các yếu tố sinh trắc học như giọng nói hay dấu vân tay.
Bên cạnh những cơ hội lớn đầy hứa hẹn, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho nền tài chính-ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đó là khoảng trống chính sách đòi hỏi phải xây dựng quy định pháp lý mới đáp ứng nhu cầu cải cách công nghệ ngành ngân hàng, điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát dòng tiền gặp khó khăn trong bối cảnh tiền điện tử ngày càng được sử dụng và chấp nhận rộng rãi.
Các quy định an toàn và pháp luật đối với FinTech ở Việt Nam còn chưa đầy đủ. Việc gia tăng sử dụng công nghệ trong cung cấp dịch vụ tài chính đòi hỏi cần phải tăng cường theo dõi, giám sát và thực thi các quy định tài chính nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.
Ngân hàng đứng trước nguy cơ tụt hậu công nghệ nếu không chủ động chuẩn bị những nền tảng cần thiết để tiếp cận những thành tựu công nghệ mới, phù hợp với xu thế chủ đạo của cuộc CMCN 4.0.
Trước những cơ hội và thách thức nêu trên, kế hoạch của Vietcombank ra sao để phù hợp với xu thế cuộc cách mạng 4.0, thưa ông?
Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã ứng dụng một số công nghệ, giải pháp của CMCN 4.0 như phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, xác thực sinh trắc học… để tạo ra một số dịch vụ thanh toán số, ngân hàng số; đánh giá hành vi khách hàng, dự đoán doanh thu, nhu cầu thị trường, cảnh báo rủi ro; nhiều ngân hàng bước đầu đã chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa thực thụ.
Với mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, Vietcombank đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số, quản trị thông minh phù hợp với năng lực về vốn, khả năng quản trị, đối tượng khách hàng và không gian hoạt động của ngân hàng. Vietcombank chủ động lựa chọn để liên kết, hợp tác với các Fintech trong thực hiện chiến lược phát triển số hóa sản phẩm dịch vụ và kênh cung cấp hiện đại cho khách hàng; ưu tiên nguồn lực đầu tư, nâng cấp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng.
Cùng với đó, Vietcombank rà soát, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược có ứng dụng công nghệ 4.0 để đầu tư phát triển; chú trọng tập trung triển khai áp dụng mô hình ngân hàng số, từng bước giảm dần việc mở và phát triển chi nhánh, phòng giao dịch truyền thống.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công việc; tăng cường đào tạo định kỳ cho nhân viên nghiệp vụ về quy trình làm việc, quản trị thông minh trong nội bộ ngân hàng cũng là những ưu tiên hàng đầu của ngân hàng.
Với sự đóng góp lớn của việc ứng dụng các thành tựu khoa công nghệ số, Vietcombank đã đạt được những kết quả ấn tượng trên các mặt hoạt động, tăng trưởng huy động vốn và tín dụng bình quân trong giai đoạn 5 năm gần đây đạt trên 20%, cao hơn tốc độ tăng chung của ngành, chất lượng hoạt động được kiểm soát tốt, lợi nhuận trước thuế liên tục tăng trưởng và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, là một trong 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất cả nước.
Với vai trò là thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đồng thời là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, Vietcombank đã và đang xây dựng mạng lưới hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp, đóng góp vào giá trị kinh tế toàn cầu như thế nào?
Trên thế giới, hiện tại Vietcombank có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Vietcombank luôn đặt quan hệ đại lý chính với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
Tại Việt Nam, Vietcombank có quan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm: 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Với vị thế là ngân hàng hàng đầu trong hệ thống, Vietcombank tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước nhằm vừa nắm bắt các xu thế phát triển, vừa tìm kiếm thêm đối tác, cơ hội kinh doanh và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp đối tác.
Trên nền tảng khách hàng, đối tác bền vững, các chỉ tiêu và lợi nhuận kinh doanh của Vietcombank luôn đạt mục tiêu đề ra, góp phần đẩy mạnh sự phát triển ngành ngân hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp và đối tác trong hoạt động kinh doanh; đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Sự phát triển bền vững của Vietcombank củng cố vị thế của Vietcombank trong ngành ngân hàng tại Việt Nam và trong hệ thống tài chính quốc tế.
Bên cạnh đó, Vietcombank hướng tới sự phát triển bền vững, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. “Nhân văn” là một trong những giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp Vietcombank. Vietcombank luôn sẵn sàng sẻ chia, hỗ trợ người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa… Quan tâm và dành một nguồn lực không nhỏ cho công tác an sinh xã hội được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của Vietcombank.
WEF mở ra tiềm năng to lớn trong hợp tác và phát triển. Ông có thể cụ thể hơn về những tiềm năng này đối với ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và với riêng Vietcombank?
Đối với ngành ngân hàng Việt Nam và với riêng Vietcombank, hội nghị lần này mở ra nhiều cơ hội và triển vọng trong đầu tư và kinh doanh.
Trước hết, đây là cơ hội tốt để tăng cường quảng bá hình ảnh của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng đến khu vực và thế giới, khẳng định chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và thể hiện những đóng góp tích cực của ngành ngân hàng Việt Nam vào những vấn đề quan tâm chung đặt ra cho phát triển và hội nhập trong khu vực.
Hội nghị là cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa ngành ngân hàng Việt Nam và các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới và khu vực với tiềm lực tài chính, công nghệ. Việc tăng cường đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào Việt Nam sẽ góp phần mở rộng thị trường tài chính, thu hút nguồn vốn chất lượng và công nghệ hiện đại.
Bên cạnh đó, hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề mà ngành ngân hàng và Vietcombank đang quan tâm trong bối cảnh CMCN 4.0 như: Tìm kiếm các mô hình kinh tế mới và quản trị trong kỷ nguyên số; Doanh nghiệp với cách tiếp cận mới đối với quản trị toàn cầu và khu vực; Phát triển cơ sở hạ tầng thông minh, đào tạo kỹ năng, việc làm, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0…
Thông qua các phiên thảo luận, Vietcombank tiếp thu được nhiều ý kiến của các lãnh đạo, chuyên gia trong khu vực và trên thế giới để từng bước xác định chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực, tích hợp các công nghệ mới; tiếp thu thông tin để đánh giá những tác động, cơ hội, thách thức trong cuộc CMCN 4.0, từ đó có cơ sở trong định hướng phát triển ngân hàng, phân tích các điều kiện mà ngân hàng cần hướng tới triển khai để thích ứng với cuộc CMCN 4.0, trong đó bao gồm những điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ, điều kiện về con người….
Những phiên thảo luận này đồng thời mở ra cơ hội hợp tác giữa ngành ngân hàng Việt Nam với các đối tác công nghệ để tư vấn, hỗ trợ triển khai các dự án chuyển đổi mô hình, công nghệ nhằm thích ứng với điều kiện của cuộc CMCN 4.0.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) xung quanh những thách thức cũng như cơ hội hợp tác mà WEF ASEAN 2018 mang lại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra như vũ bão hiện nay.
Phóng viên: Đứng trước “cơn bão” CMCN 4.0, ông đánh giá thế nào về những cơ hội và thách thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam?
Ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương |
Ông Phạm Quang Dũng: Cuộc CMCN 4.0 có sự khác biệt vô cùng lớn. Đó là tốc độ phát triển của cuộc cách mạng lần này diễn ra ở cấp số nhân; phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu tác động tới hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia và mức độ tác động vừa sâu, vừa rộng dẫn tới sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị doanh nghiệp.
Luôn tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều dự án hiện đại hóa và có môi trường thuận lợi từ quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành tài chính - ngân hàng đang đứng trước những cơ hội lớn để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.Tại Việt Nam, các ngân hàng đã và đang đầu tư trang bị, triển khai ứng dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ là thành tựu của cuộc CMCN 4.0 để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trên nền tảng công nghệ số, nhiều sản phẩm ngân hàng đã được phát triển như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, billing và ứng dụng công nghệ contact-less trong thanh toán dịch vụ, định danh khách hàng...
Việc ứng dụng các công nghệ mới mang tính đột phá, biểu hiện rõ nét trong ngành dịch vụ tài chính là làn sóng Fintech, kỳ vọng cao và hành vi thay đổi của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số, khuynh hướng quản lý thân thiện với đổi mới, sáng tạo và hướng nhiều hơn tới bảo vệ người tiêu dùng là những xu hướng chủ đạo làm thay đổi diện mạo ngành dịch vụ tài chính thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhờ sự phát triển của trí thông minh nhân tạo, blockchain, khoa học dữ liệu, nhận diện số và sinh trắc học… đã tạo nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng trong chuyển đổi tài sản, từ sử dụng nhân viên ngân hàng truyền thống sang gia tăng sử dụng trí thông minh nhân tạo, nhận dạng số trở thành cơ sở nhận dạng cơ bản và được bảo mật thông qua các yếu tố sinh trắc học như giọng nói hay dấu vân tay.
Bên cạnh những cơ hội lớn đầy hứa hẹn, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho nền tài chính-ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đó là khoảng trống chính sách đòi hỏi phải xây dựng quy định pháp lý mới đáp ứng nhu cầu cải cách công nghệ ngành ngân hàng, điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát dòng tiền gặp khó khăn trong bối cảnh tiền điện tử ngày càng được sử dụng và chấp nhận rộng rãi.
Các quy định an toàn và pháp luật đối với FinTech ở Việt Nam còn chưa đầy đủ. Việc gia tăng sử dụng công nghệ trong cung cấp dịch vụ tài chính đòi hỏi cần phải tăng cường theo dõi, giám sát và thực thi các quy định tài chính nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.
Ngân hàng đứng trước nguy cơ tụt hậu công nghệ nếu không chủ động chuẩn bị những nền tảng cần thiết để tiếp cận những thành tựu công nghệ mới, phù hợp với xu thế chủ đạo của cuộc CMCN 4.0.
Trước những cơ hội và thách thức nêu trên, kế hoạch của Vietcombank ra sao để phù hợp với xu thế cuộc cách mạng 4.0, thưa ông?
Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã ứng dụng một số công nghệ, giải pháp của CMCN 4.0 như phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, xác thực sinh trắc học… để tạo ra một số dịch vụ thanh toán số, ngân hàng số; đánh giá hành vi khách hàng, dự đoán doanh thu, nhu cầu thị trường, cảnh báo rủi ro; nhiều ngân hàng bước đầu đã chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa thực thụ.
Với mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, Vietcombank đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số, quản trị thông minh phù hợp với năng lực về vốn, khả năng quản trị, đối tượng khách hàng và không gian hoạt động của ngân hàng. Vietcombank chủ động lựa chọn để liên kết, hợp tác với các Fintech trong thực hiện chiến lược phát triển số hóa sản phẩm dịch vụ và kênh cung cấp hiện đại cho khách hàng; ưu tiên nguồn lực đầu tư, nâng cấp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng.
Cùng với đó, Vietcombank rà soát, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược có ứng dụng công nghệ 4.0 để đầu tư phát triển; chú trọng tập trung triển khai áp dụng mô hình ngân hàng số, từng bước giảm dần việc mở và phát triển chi nhánh, phòng giao dịch truyền thống.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công việc; tăng cường đào tạo định kỳ cho nhân viên nghiệp vụ về quy trình làm việc, quản trị thông minh trong nội bộ ngân hàng cũng là những ưu tiên hàng đầu của ngân hàng.
Với sự đóng góp lớn của việc ứng dụng các thành tựu khoa công nghệ số, Vietcombank đã đạt được những kết quả ấn tượng trên các mặt hoạt động, tăng trưởng huy động vốn và tín dụng bình quân trong giai đoạn 5 năm gần đây đạt trên 20%, cao hơn tốc độ tăng chung của ngành, chất lượng hoạt động được kiểm soát tốt, lợi nhuận trước thuế liên tục tăng trưởng và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, là một trong 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất cả nước.
Với vai trò là thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đồng thời là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, Vietcombank đã và đang xây dựng mạng lưới hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp, đóng góp vào giá trị kinh tế toàn cầu như thế nào?
Trên thế giới, hiện tại Vietcombank có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Vietcombank luôn đặt quan hệ đại lý chính với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
Tại Việt Nam, Vietcombank có quan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm: 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Với vị thế là ngân hàng hàng đầu trong hệ thống, Vietcombank tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước nhằm vừa nắm bắt các xu thế phát triển, vừa tìm kiếm thêm đối tác, cơ hội kinh doanh và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp đối tác.
Trên nền tảng khách hàng, đối tác bền vững, các chỉ tiêu và lợi nhuận kinh doanh của Vietcombank luôn đạt mục tiêu đề ra, góp phần đẩy mạnh sự phát triển ngành ngân hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp và đối tác trong hoạt động kinh doanh; đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Sự phát triển bền vững của Vietcombank củng cố vị thế của Vietcombank trong ngành ngân hàng tại Việt Nam và trong hệ thống tài chính quốc tế.
Bên cạnh đó, Vietcombank hướng tới sự phát triển bền vững, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. “Nhân văn” là một trong những giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp Vietcombank. Vietcombank luôn sẵn sàng sẻ chia, hỗ trợ người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa… Quan tâm và dành một nguồn lực không nhỏ cho công tác an sinh xã hội được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của Vietcombank.
WEF mở ra tiềm năng to lớn trong hợp tác và phát triển. Ông có thể cụ thể hơn về những tiềm năng này đối với ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và với riêng Vietcombank?
Đối với ngành ngân hàng Việt Nam và với riêng Vietcombank, hội nghị lần này mở ra nhiều cơ hội và triển vọng trong đầu tư và kinh doanh.
Trước hết, đây là cơ hội tốt để tăng cường quảng bá hình ảnh của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng đến khu vực và thế giới, khẳng định chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và thể hiện những đóng góp tích cực của ngành ngân hàng Việt Nam vào những vấn đề quan tâm chung đặt ra cho phát triển và hội nhập trong khu vực.
Hội nghị là cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa ngành ngân hàng Việt Nam và các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới và khu vực với tiềm lực tài chính, công nghệ. Việc tăng cường đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào Việt Nam sẽ góp phần mở rộng thị trường tài chính, thu hút nguồn vốn chất lượng và công nghệ hiện đại.
Bên cạnh đó, hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề mà ngành ngân hàng và Vietcombank đang quan tâm trong bối cảnh CMCN 4.0 như: Tìm kiếm các mô hình kinh tế mới và quản trị trong kỷ nguyên số; Doanh nghiệp với cách tiếp cận mới đối với quản trị toàn cầu và khu vực; Phát triển cơ sở hạ tầng thông minh, đào tạo kỹ năng, việc làm, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0…
Thông qua các phiên thảo luận, Vietcombank tiếp thu được nhiều ý kiến của các lãnh đạo, chuyên gia trong khu vực và trên thế giới để từng bước xác định chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực, tích hợp các công nghệ mới; tiếp thu thông tin để đánh giá những tác động, cơ hội, thách thức trong cuộc CMCN 4.0, từ đó có cơ sở trong định hướng phát triển ngân hàng, phân tích các điều kiện mà ngân hàng cần hướng tới triển khai để thích ứng với cuộc CMCN 4.0, trong đó bao gồm những điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ, điều kiện về con người….
Những phiên thảo luận này đồng thời mở ra cơ hội hợp tác giữa ngành ngân hàng Việt Nam với các đối tác công nghệ để tư vấn, hỗ trợ triển khai các dự án chuyển đổi mô hình, công nghệ nhằm thích ứng với điều kiện của cuộc CMCN 4.0.
Xin trân trọng cảm ơn ông!