Thực phẩm đóng hộp có an toàn?
Trong lịch sử nhân loại, để bảo quản an toàn thực phẩm, người ta đã nghĩ ra một cách rất hay, rất an toàn và từ đó mở ra một ngành công nghiệp chế biến thực phẩm rất nhiều tiềm năng, đó là đóng hộp.
Quan niệm sai lầm: Thực phẩm đóng hộp thiếu dinh dưỡng
Đóng hộp là một phương thức để bảo quản thực phẩm bằng cách chế biến và xử lý trong môi trường thiếu khí. Phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng cho quân đội Pháp phát minh bởi Nicolas Appert. Đóng gói giúp ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập và nảy nở bên trong. Nhưng người đã nghĩ ra phương pháp khử trùng trong khâu sản xuất là Louis Pasteur, một nhà sinh vật học và cũng là nhà hóa học.
Để tránh làm thức ăn bị hỏng trong quá trình trước và trong suốt quá trình đóng hộp, một số phương pháp đã được sử dụng: diệt khuẩn, nấu chín (và các ứng dụng dựa trên nhiệt độ cao), bảo quản lạnh, đóng băng, sấy khô, hút chân không, chống các tác nhân vi trùng hay bảo quản để giữ nguyên các tính chất ban đầu như, ion hóa bức xạ vừa đủ, ngâm trong nước muối, axít, base.
Thực phẩm đóng hộp thường được cho là ít dinh dưỡng hơn là thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh, nhưng nghiên cứu cho thấy điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trên thực tế, việc đóng hộp có thể bảo quản hầu hết các chất dinh dưỡng của thực phẩm. Protein, carbs và chất béo cũng không bị ảnh hưởng bởi quá trình này.
Hầu hết các khoáng chất và vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K cũng được giữ lại trong thực phẩm. Do đó, các nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất định sẽ duy trì mức dinh dưỡng cao sau khi được đóng hộp.
Thực phẩm đóng hộp là cách rất tiện lợi và thiết thực để bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, vì thực phẩm đóng hộp thường có thể được bảo quản an toàn trong vài năm và thường tốn ít thời gian chuẩn bị nên chúng vô cùng tiện lợi. Hơn nữa, chúng có xu hướng có giá thấp hơn các sản phẩm tươi nên rất phù hợp trong tình hình kinh tế khó khăn.
Thực phẩm đóng hộp có nguy cơ thôi nhiễm BPA?
Về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết, BPA được sử dụng làm lớp phủ bề mặt phía trong của hộp (để giữ kim loại khỏi han gỉ) có thể thôi nhiễm vào thực phẩm nhưng với tỷ lệ rất thấp, không có khả năng gây hại cho sức khỏe.
BDA nói riêng và các chất có tác dụng chống han gỉ trong đồ hộp (pô li me, véc ni,…) trước khi được phép sử dụng đều đã được các nhà khoa học nghiên cứu, thử nghiệm rất kỹ lưỡng về các đặc tính: Độ bền, độ bám dính, chịu nhiệt, mức độ thôi nhiễm khi tiếp xúc với thực phẩm... Các chất không đạt yêu cầu đều bị cấm sử dụng.
Trái đất ngày càng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và tình trạng thời tiết khắc nghiệt. Bão lụt, hạn hán, động đất… sẽ là những hiện tượng thiên nhiên tất yếu xảy ra, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống con người. Chính vì vậy, nâng cao hiểu biết về an toàn thực phẩm cũng là một cách để có thể thích nghi với hoàn cảnh sống!
Chú ý đến hạn sử dụng:
Chỉ sử dụng đồ hộp trong giới hạn sử dụng mà nhà sản xuất đã đưa ra. Các loại đồ hộp quá hạn thường tiềm ẩn nhiều chất độc hại. Mặc dù về hương vị có thể không thay đổi nhiều, nhưng không còn an toàn cho sức khỏe.
Khi mở nắp đồ hộp, phải sử dụng hết trong thời gian ngắn. Đồ hộp bảo quản được lâu là nhờ quá trình thanh trùng trong môi trường chân không. Thực phẩm chứa trong hộp không tiếp xúc với không khí bên ngoài. Đồng thời, cũng không tiếp xúc với các loại vi khuẩn, nấm mốc. Nhưng khi bạn mở hộp ra sử dụng, môi trường thuận lợi sẽ làm đồ hộp hỏng rất nhanh.
Tốt nhất là nên sử dụng hết trong vòng 12 tiếng. Không để đồ hộp qua đêm. Nếu đồ hộp đã mở lâu mà không dùng hết, tốt nhất là nên đổ đi. Sử dụng chúng có thể khiến bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm…
Nấu chín trước khi sử dụng:
Nấu chín trước khi ăn là cách sử dụng đồ hộp không gây hại cho sức khỏe mà ít người biết đến.
Mặc dù, đa phần các loại thực phẩm có trong đồ hộp là thức ăn chín. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tiêu diệt toàn bộ vi trùng, nấm mốc, bạn vẫn nên cho chúng vào nấu chín. Việc nấu chín lại không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hương vị của món ăn.