Tiết kiệm, chống lãng phí đối với vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp

PV.

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 theo Quyết định số 398/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/3/2017 đặt ra yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu cần đổi mới mô hình và nâng cao hiệu quả giám sát tài chính doanh nghiệp. Nguồn: internet
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu cần đổi mới mô hình và nâng cao hiệu quả giám sát tài chính doanh nghiệp. Nguồn: internet

Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 31/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào; Ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp nhà nước phải đăng ký và thực hiện tiết giảm chi phí quản lý (từ 5% trở lên), trong đó, tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi chiết khấu thanh toán, chi phí năng lượng.

Đồng thời, doanh nghiệp nhà nước phải tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và hướng dẫn tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải như trước đây.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu cần đổi mới mô hình và nâng cao hiệu quả giám sát tài chính doanh nghiệp; Nâng cao trách nhiệm trong phê duyệt, quản lý và vận hành dự án của doanh nghiệp nhà nước.

Các doanh nghiệp nhà nước phải đăng ký và thực hiện tiết giảm chi phí quản lý (từ 5% trở lên), trong đó, tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi chiết khấu thanh toán, chi phí năng lượng.

Bên cạnh đó, xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo nguyên tắc và cơ chế thị trường. Đặc biệt, Thủ tướng cũng yêu cầu xem xét, thực hiện biện pháp phá sản doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chủ động đổi mới, áp dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện trong năm 2017 đạt được mục tiêu mỗi năm có 30 - 35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo trong giai đoạn 2016-2020;

Tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp cổ phần hóa, thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo đề án tái cơ cấu tổng thể được Chính phủ phê duyệt cho giai đoạn 2016 - 2020, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Đánh giá thực chất và đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường; Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản công.

Thủ tướng giao Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có trách nhiệm tổ chức xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 của đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 của Chính phủ.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước; Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp, biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đặt ra trong năm 2017.