Đề xuất mới về ưu đãi trong đấu thầu

Đề xuất mới về ưu đãi trong đấu thầu

Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quy định mới về ưu đãi trong đấu thầu.
Tác động của xếp hạng tín nhiệm quốc gia đến FDI tại các nước Đông Nam Á

Tác động của xếp hạng tín nhiệm quốc gia đến FDI tại các nước Đông Nam Á

Nghiên cứu thực hiện với dữ liệu bảng với 6 nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1998-2022 cùng các biến chính là Xếp hạng tín nhiệm quốc gia và các biến kiểm soát: Vốn tín dụng trong nước, Lãi suất và Độ mở thương mại. Kết quả cho thấy, có sự tác động tích cực và đáng kể của Xếp hạng tín nhiệm quốc gia và Độ mở thương mại lên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI . Trong khi đó, tác động của Vốn tín dụng cũng đáng kể nhưng nhỏ hơn, biến Lãi suất không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy sự phụ thuộc quá nhiều vào FDI trong quá khứ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của FDI trong tương lai.
Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Kế toán – Kiểm toán trong bối cảnh kinh tế số

Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Kế toán – Kiểm toán trong bối cảnh kinh tế số

Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ - thông tin để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh. Chính vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra 6 trụ cột đối với chuyển đổi số trong các doanh nghiệp gồm: i Trải nghiệm số cho khách hàng; ii Chiến lược; iii Hạ tầng và công nghệ số; iv Vận hành; v Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp; vi Dữ liệu và tài sản thông tin. Vì vậy, việc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp đã có những ảnh hưởng đáng kế đối với nhu cầu về tuyển dụng nhân sự, đòi hỏi các nhân sự tuyển dụng bên cạnh kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần phải có các kiến thức và kỹ năng số. Bài viết này trao đổi các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Kế toán - kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyền dụng trong bối cảnh nền kinh tế số.
Chỉ số đo lường và định hướng đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

Chỉ số đo lường và định hướng đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

Hiện nay, hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam đã hình thành khá đầy đủ các cấu phần cần thiết, trong đó có các định chế tài chính, công cụ tài chính và mô hình giám sát. Tuy nhiên, rủi ro an ninh tài chính vẫn luôn còn tiềm ẩn. Bài viết nhận diễn các chỉ số đánh giá tình hình an ninh tài chính và đề xuất một số định hướng nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong thời gian tới.
Đề xuất sửa đổi thủ tục môi trường cho hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển

Đề xuất sửa đổi thủ tục môi trường cho hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa. Đáng chú ý, tại dự thảo Nghị định, Bộ Giao thông vận tải đề xuất một số quy định sửa đổi thủ tục về môi trường cho hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, đường thủy nội địa.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong bối cảnh mới

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh mới hiện nay, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Phát triển nhà ở cho công nhân tại Singapore và Hàn Quốc: Bài học cho Vĩnh Phúc

Phát triển nhà ở cho công nhân tại Singapore và Hàn Quốc: Bài học cho Vĩnh Phúc

Phát triển nhà ở công nhân là nội dung quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm qua, các khu công nghiệp trên địa bàn có sự phát triển nhanh chóng, số lượng lao động trong khu công nghiệp tăng cao tạo ra sức ép lớn trong việc giải quyết nhà ở giúp người công nhân “an cư lạc nghiệp”. Mặc dù, tỉnh Vĩnh Phúc đã dành nhiều sự quan tâm đối với vấn đề phát triển nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, tuy nhiên kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Chính vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để xây dựng chính sách phù hợp với thực tiễn tại nước ta nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, ngay từ đầu năm 2023, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành các văn bản chỉ đạo các chủ đầu tư chủ động triển khai các dự án, công trình ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2023, tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án; phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn đã được giao, tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát và nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Thời gian qua, việc chuyển giao công nghệ qua các dự án của các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhiều công nghệ mới, hiện đại được du nhập vào nước ta trong các lĩnh vực như: Dầu khí, điện tử, viễn thông...; qua đó tạo ra nhiều sản phẩm mới với công nghệ hiện đại, góp phần tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại. Bên cạnh kết quả đạt được, việc chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, hạn chế cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Ảnh hưởng của dòng vốn FDI đến năng suất lao động tại các địa phương của Việt Nam

Ảnh hưởng của dòng vốn FDI đến năng suất lao động tại các địa phương của Việt Nam

Thông qua các số liệu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại 63 tỉnh thành trong giai đoạn từ 2010 đến 2021, nghiên cứu này cho thấy, có 4 đặc điểm của FDI có tác động tích cực đến năng suất lao động tại các địa phương của Việt Nam gồm: Số vốn FDI đang đầu tư trong nền kinh tế, số dự án FDI đăng ký lũy kế đang hoạt động, số lao động làm trong khu vực FDI, doanh thu thuần của khu vực FDI. Bên cạnh đó, 2 đặc điểm không có tác động đến năng suất lao động của địa phương gồm số vốn FDI đăng ký lũy kế còn hoạt động, số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong nền kinh tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp thu hút nguồn vốn FDI, thúc đẩy tăng năng suất lao động tại các tỉnh/thành Việt Nam.
Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh. Trong mọi tình huống phải cung cấp đủ hàng cho cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp để duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên.
Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo an toàn, chất lượng hàng dự trữ quốc gia

Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo an toàn, chất lượng hàng dự trữ quốc gia

Trong thời gian qua, các đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước DTNN đều đã được đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa trụ sở theo quy hoạch hoặc tiếp nhận từ cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước. Nhờ đó, hệ thống cơ sở vật chất của ngành DTNN từng bước được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ.
Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam

Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam

Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh, vượt qua sự phát triển của chính sách dựa trên kinh nghiệm, do đó làm tăng rủi ro và tạo ra những thách thức trong quản lý kinh tế - xã hội. Sự phổ biến của dữ liệu trong nền kinh tế mang đến nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng thông qua hiệu quả và đổi mới sáng tạo, nhưng cũng tạo ra một số đặc điểm cấu trúc khiến nó trở nên đặc biệt của mô hình tăng trưởng nội sinh. Điều này cho thấy, các mô hình và chính sách kinh tế của Việt Nam cần có những điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi này.
Tỉnh Lai Châu quản lý sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước năm 2023

Tỉnh Lai Châu quản lý sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước năm 2023

2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy nhanh thực hiện, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV. Ngay từ đầu năm, UBND Tỉnh đã ban hành Công văn số 298/UBND-KTN ngày 02/02/2023 về việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với mục tiêu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Lai Châu: Hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư chuyển biến tích cực

Tỉnh Lai Châu: Hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư chuyển biến tích cực

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Lai Châu tăng mạnh do Việt Nam và Trung Quốc chính thức mở cửa thông thương trở lại. Trong khi đó, Tỉnh cũng quyết định chủ trương đầu tư 12 dự án với vốn đăng ký đầu tư 2.660 tỷ đồng, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro

Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro

Tại dự thảo Tờ trình trình Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp sửa đổi , Bộ Tài chính nêu rõ, nguyên tắc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là đảm bảo “lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ”.