Báo cáo hàng tháng mới công bố cho biết, tổng sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước Xuấtkhẩu Dầu mỏ OPEC đã tăng 216.000 thùng/ngày trong tháng 7/2022 so với tháng trước đó.
Sản phẩm cá tra, một mặt hàng chủ lực từ các doanh nghiệp DN thủy sản phía Nam đã chi phối 95% nguồn cá thịt trắng toàn cầu, xuấtkhẩu tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều doanh nghiệp thủy sản lãi đậm, đóng góp tích cực cho bức tranh xuất khẩu. Tăng tốc để cán đích là mục tiêu trong 4 tháng cuối năm của nhiều thương hiệu thủy sản phía Nam.
Ngày 11/8, Tổ chức Các nước xuấtkhẩu dầu mỏ OPEC đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm 2022. Đây là lần thứ 3 kể từ tháng 4/2022 cơ quan này hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới do những lo ngại về tác động kinh tế từ cuộc xung đột Ukraine, lạm phát cao và dịch bệnh COVID-19.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Agribank triển khai gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, hoạt động kinh doanh, trong đó trọng tâm là cung ứng nguồn vốn và sản phẩm dịch vụ tiện ích phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh và khẳng định thương hiệu hàng hóa Việt Nam, phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy xuấtkhẩu hàng hoá chất lượng cao, mang thương hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Nhiều doanh nghiệp Đắk Nông đang tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới FTA , để mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhờ đó, khả năng phục hồi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU EVFTA đã chính thức có hiệu lực đã tạo đà tốt cho hoạt động xuấtkhẩu của Việt Nam. Đặc biệt, trong hai năm qua, kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng 83 tỷ USD với mức tăng trưởng xấp xỉ 15%.
Ngày 28/7, Công ty sản xuất Găng tay Chu Lai thuộc THACO Industries đã xuấtkhẩu 450.000 đôi găng tay phủ cao su sang Mỹ. Từ đầu năm đến nay, công ty đã xuấtkhẩu 12,5 triệu đôi găng tay, hoàn thành 50% kế hoạch xuấtkhẩu 25 triệu đôi găng tay trong năm 2022.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến thời điểm này, ngành nông nghiệp có bốn sản phẩm có giá trị xuấtkhẩu đạt hơn 2 tỷ USD, là cà-phê, gạo, tôm và sản phẩm gỗ, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuấtkhẩu nông, lâm, thủy sản bảy tháng đầu năm 2022 đạt gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Thiếu nguyên liệu tôm, hải sản và diễn biến thị trường nửa cuối năm tiếp tục tác động bất lợi nên dự báo xuấtkhẩu thủy sản quý III sẽ tăng trưởng chậm lại, đạt khoảng 3 tỷ USD.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP có hiệu lực từ năm 2019. Sau 3 năm có hiệu lực, CPTPP đã trở thành đòn bẩy cho xuấtkhẩu hàng hóa của Việt Nam sang nhiều thị trường mới.
Trong thời đại 4.0, giao dịch điện tử là kênh phân phối mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, xuấtkhẩu trực tuyến không chỉ là xu hướng mà là điều tất yếu các quốc gia cần quan tâm, thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh so với các nước trong và ngoài khu vực.
Chỉ số CPI tháng 7 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,14% so với cùng kỳ năm 2021, phản ánh biến động giá tiêu dùng do giá dầu và lương thực tăng. 7 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuấtkhẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 67,1 tỷ USD.
Thời gian qua, các doanh nghiệp DN chế biến gỗ xuấtkhẩu đang gặp nhiều khó khăn như: giá nguyên liệu sản xuất, chi phí vận chuyển tăng mạnh; các quốc gia thắt chặt chính sách tín dụng do lạm phát có xu hướng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh… Điều này khiến cho nhiều nhà máy, DN về xuấtkhẩu gỗ bị sụt giảm đơn hàng, hàng chậm hoặc thậm chí bị hủy đơn hàng...
Theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong 7 tháng của năm 2022, ngành dệt may, giày dép của tỉnh đã xuấtkhẩu được gần 4,2 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, ngành Dệt may, giày dép chiếm gần 28% trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của tỉnh. Trong những năm qua, dệt may, giày dép luôn là 2 ngành xuấtkhẩu chủ lực của Đồng Nai. Để giữ chân khách hàng truyền thống và mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp DN đã ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất.
Thương mại toàn cầu đang diễn biến phức tạp do chịu tác động từ đại dịch COVID-19, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng cũng như xung đột Nga-Ukraine. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi sự kết nối, phối hợp hiệu quả hơn giữa hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các đơn vị trong nước để cập nhật, chia sẻ nhanh, chính xác nhất thông tin thị trường, quy định, chính sách mới của các nước, giúp các ngành, địa phương, doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, tận dụng tốt cơ hội phát triển thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.