TP. Hồ Chí Minh đầu tư 2,5 nghìn tỷ USD lắp đặt năng lượng mặt trời

Xuân Trường

Với mục tiêu giảm lượng khí thải carbon, TP. Hồ Chí Minh có kế hoạch đầu tư 2,5 nghìn tỷ đồng để lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại các tòa nhà cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập. Tổng cộng sẽ có 2.619 tòa nhà được lắp đặt, giúp giảm khoảng 500 tấn khí thải CO2 mỗi năm.

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hoàn thành 50% công suất lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà vào năm 2028.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hoàn thành 50% công suất lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà vào năm 2028.

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã thu thập dữ liệu các tòa nhà đủ điều kiện và ước tính sẽ sản xuất khoảng 166.357kW, dựa trên diện tích mái nhà và công suất lắp đặt các tấm pin mặt trời.

Theo kế hoạch của TP. Hồ Chí Minh, kinh phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà từ nguồn ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Khoảng 430 tỷ đồng từ ngân sách của Thành phố sẽ được phân bổ cho các cơ quan, bao gồm các tổ chức hành chính, chính trị - xã hội. Các tòa nhà khác như trường học, bệnh viện và bãi đậu xe được phân loại là tài sản công sẽ được các doanh nghiệp tài trợ lắp đặt.

Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hoàn thành 50% công suất lắp đặt vào năm 2028, tương đương với công suất lắp đặt khoảng 84.000kW, sau đó đánh giá khả năng tiếp tục của các dự án còn lại.

TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kim ngạch thương mại, do đó cũng là khu vực có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất Việt Nam. Tổng lượng phát thải của Thành phố xấp xỉ 57,6 triệu tấn/năm, chiếm 23,3% tổng lượng phát thải của cả nước, tăng 50% trong vòng một thập kỷ. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chỉ ra rằng, lượng khí thải carbon của TP. Hồ Chí Minh là 38,5 triệu tấn, chiếm 16% tổng lượng khí thải của cả nước 10 năm trước.

JICA cũng chỉ ra rằng, 46% lượng khí thải carbon của TP. Hồ Chí Minh đến từ việc tiêu thụ điện trong các tòa nhà (bao gồm các tòa nhà dân cư, tòa nhà thương mại, cơ quan Nhà nước và các công trình cơ sở hạ tầng). Ước tính đến năm 2030, mức tiêu thụ điện tại các tòa nhà thương mại ở thành phố này có thể lên tới 14 tỷ kWh, tương đương với gần 12 triệu tấn khí thải CO2.

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm 10% lượng phát thải khí nhà kính và dự kiến ​​sẽ giảm 30% nếu nhận được thêm hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế.