Trường hợp nào được điều chỉnh lương hưu?

Theo chinhphu.vn

Bà Đinh Thị Hoa (Hà Giang) sinh ngày 25/10/1955. Bà Hoa vào ngành Giáo dục từ năm 1970 và đã công tác 40 năm liên tục, dạy mẫu giáo hệ dân lập. Bà Hoa đóng BHXH bắt buộc từ tháng 1/1995 đến hết tháng 12/2010 là được 16 năm liên tục.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Do đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH nên bà Hoa đóng BHXH tự nguyện từ năm 2011 đến hết tháng 3/2014. Tổng số năm đóng BHXH là 20 năm. Bà được nhận hưởng lương hưu từ tháng 4/2015, với số tiền hưu là: 561.300 đồng/tháng.

Bà Hoa hỏi, bà có được tăng lương hưu lên mức lương cơ sở không?

BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Bà Hoa nghỉ hưu từ tháng 4/2015 thuộc đối tượng được điều chỉnh tăng 8% lương hưu theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ.

Nếu mức lương hưu của bà sau khi điều chỉnh tăng 8% theo quy định mà thấp hơn 1.750.000 đồng/tháng thì được tăng thêm 250.000 đồng/tháng; nếu sau khi điều chỉnh tăng 8% mà lương hưu của bà cao hơn 1.750.000 đồng/tháng thì được tăng lên bằng 2.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ.

Sau khi điều chỉnh như trên nếu lương hưu của bà thấp hơn mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng và bà có hồ sơ giấy tờ chứng minh có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 1/1/1995 thì lương hưu của bà được điều chỉnh bằng mức lương cơ sở hiện hành (1.210.000 đồng/tháng) theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 55/2016/NĐ-CP.