Vay lãi suất thấp để mua nhà: Từ háo hức đến hụt hẫng
(Tài chính) Sau một năm triển khai gói 30.000 tỷ đồng (từ tháng 6/2013), kỳ vọng được vay với lãi suất thấp để mua nhà của người thu nhập thấp đã từ sự háo hức ban đầu trở thành… hụt hẫng.
Con đường đến với gói tín dụng hỗ trợ này của những người có nhu cầu vẫn còn lắm trắc trở gian nan!
Còn nhiều vướng mắc
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 31/5, NHNN đã cam kết cho 800 khách hàng vay với tổng số tiền ký kết hơn 989 tỷ đồng. Trong đó, có 799 khách hàng cá nhân vay hơn 449 tỷ đồng và đã giải ngân cho 509 khách hàng với số tiền hơn 203 tỷ đồng. Có một doanh nghiệp được cam kết cho vay số tiền 540 tỷ đồng, đã giải ngân 244,59 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, con số này tăng 64% so với năm 2013, tuy nhiên so với nhu cầu vay tiền mua nhà của người dân và sự kỳ vọng vào gói tín dụng hỗ trợ này, con số trên còn khá khiêm tốn.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Minh, thủ tục cho khách hàng cá nhân vay gói 30.000 tỷ đồng hiện đã "mở" hơn, như cho thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, lãi suất cho vay cũng đã điều chỉnh từ 6%/năm xuống 5%/năm. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như xác nhận tình trạng nhà ở đối với người dân ở phường rất khó, vì địa phương chỉ xác nhận thường trú chứ không xác nhận tình trạng nhà ở.
Trên thực tế, việc xác nhận tình trạng nhà ở còn chưa thống nhất, mỗi nơi một kiểu. Chẳng hạn mẫu đơn đề nghị cơ quan xác nhận người vay "chưa sở hữu nhà ở/căn hộ", có nơi xác nhận theo tình trạng hiện tại là không có nhà ở (có thể trước đó có nhà rồi nhưng đã bán), có nơi đòi hỏi là người vay từ trước đến nay chưa có nhà chứ không phải là hiện tại "không có nhà"… dẫn đến việc xác nhận càng khó khăn.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh, không chỉ khó đối với xác nhận tại địa phương mà xác nhận tình trạng nhà ở của cán bộ công nhân viên cũng rất khó vì mẫu đơn quy định là thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận tình trạng nhà ở cho nhân viên! Trong khi đó, người thu nhập thấp ra phường xác nhận lại "thuận lợi" hơn vì mẫu đơn quy định là người kê khai chịu trách nhiệm về lời khai. Bên cạnh đó, điểm mấu chốt là người thu nhập thấp vay mua nhà "vướng" phương án trả nợ nên thường bị ngân hàng từ chối cho vay.
Tại cuộc họp của UBND TP. Hồ Chí Minh với Ban Chỉ đạo thị trường nhà ở và Bất động sản TP. Hồ Chí Minh mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín cho rằng, tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng như vậy là quá chậm. Ông Nguyễn Hữu Tín cũng nêu ý kiến về thủ tục xác nhận tình trạng nhà ở quá phức tạp, vì địa phương và công ty chỉ có thể biết được người đề nghị xác nhận hiện tại có nhà ở hay không chứ không thể biết được trước đây họ đã từng sở hữu nhà hay chưa.
Ông Nguyễn Hữu Tín cũng nhận định, lãi suất cho vay gói 30.000 tỷ đồng là đã thấp nhưng người nghèo cũng "khó với". Hiện, thu nhập trung bình của công nhân viên chức chỉ khoảng 8 triệu đồng/tháng, nếu tiết kiệm lắm cũng chỉ được 2/3 triệu đồng cho nhu cầu nhà ở nên phương án trả nợ là rất khó.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, NHNN và Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ về các kiến nghị kéo dài thời hạn cho vay từ 10 năm lên 15 năm; nhà từ 1,5 tỷ đồng trở xuống đưa vào dạng cho vay không tính diện tích và đơn giá để thêm điều kiện giải ngân gói 30.000 tỷ đồng.
Không cho phép chẻ nhỏ căn hộ ở khu trung tâm
Việc thực hiện chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và chuyển đổi từ diện tích lớn sang diện tích nhỏ nhằm giúp cả doanh nghiệp và người dân có thêm điều kiện tiếp cận gói 30.000 tỷ đồng cũng diễn ra chậm chạp. Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố có 11 dự án xin chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội (quy mô sử dụng đất 19,65ha), từ 4.965 căn hộ lên thành 9.153 căn. Đến nay, thành phố đã chấp thuận chuyển đổi 7 dự án từ 3.444 căn hộ tăng lên thành 7.541 căn (tăng thêm 4.097 căn).
Bên cạnh đó, có 21 dự án nhà ở thương mại (quy mô 27,8ha) xin chuyển đổi sang diện tích nhỏ, từ 10.242 căn hộ điều chỉnh tăng lên thành 13.599 căn (tăng thêm 3.357 căn). UBND TP. Hồ Chí Minh đã cho phép điều chỉnh 5 dự án đủ điều kiện với quy mô 3.827 thành 4.724 căn (tăng thêm 897 căn).
Giải thích về việc thực hiện chuyển đổi chậm chạp, ông Nguyễn Hữu Tín khẳng định, Thành phố luôn tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, giải quyết thị trường bất động sản không chỉ nhằm một mục tiêu là giải cứu doanh nghiệp, mà mục tiêu là sự phát triển bền vững và phát triển lâu dài của thành phố, đồng bộ cả lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước và người dân. Chính vì vậy, việc chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và chia nhỏ căn hộ phải được xét duyệt thận trọng dựa trên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, những dự án nằm trong khu trung tâm 930ha đã có quy hoạch chi tiết 1/2000 thì sẽ không được phép chuyển đổi. Khu vực ngoại thành thì cho phép thực hiện chẻ nhỏ căn hộ trên cơ sở xem xét hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng tiêu chí quy hoạch của thành phố.
Còn nhiều vướng mắc
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 31/5, NHNN đã cam kết cho 800 khách hàng vay với tổng số tiền ký kết hơn 989 tỷ đồng. Trong đó, có 799 khách hàng cá nhân vay hơn 449 tỷ đồng và đã giải ngân cho 509 khách hàng với số tiền hơn 203 tỷ đồng. Có một doanh nghiệp được cam kết cho vay số tiền 540 tỷ đồng, đã giải ngân 244,59 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, con số này tăng 64% so với năm 2013, tuy nhiên so với nhu cầu vay tiền mua nhà của người dân và sự kỳ vọng vào gói tín dụng hỗ trợ này, con số trên còn khá khiêm tốn.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Minh, thủ tục cho khách hàng cá nhân vay gói 30.000 tỷ đồng hiện đã "mở" hơn, như cho thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, lãi suất cho vay cũng đã điều chỉnh từ 6%/năm xuống 5%/năm. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như xác nhận tình trạng nhà ở đối với người dân ở phường rất khó, vì địa phương chỉ xác nhận thường trú chứ không xác nhận tình trạng nhà ở.
Trên thực tế, việc xác nhận tình trạng nhà ở còn chưa thống nhất, mỗi nơi một kiểu. Chẳng hạn mẫu đơn đề nghị cơ quan xác nhận người vay "chưa sở hữu nhà ở/căn hộ", có nơi xác nhận theo tình trạng hiện tại là không có nhà ở (có thể trước đó có nhà rồi nhưng đã bán), có nơi đòi hỏi là người vay từ trước đến nay chưa có nhà chứ không phải là hiện tại "không có nhà"… dẫn đến việc xác nhận càng khó khăn.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh, không chỉ khó đối với xác nhận tại địa phương mà xác nhận tình trạng nhà ở của cán bộ công nhân viên cũng rất khó vì mẫu đơn quy định là thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận tình trạng nhà ở cho nhân viên! Trong khi đó, người thu nhập thấp ra phường xác nhận lại "thuận lợi" hơn vì mẫu đơn quy định là người kê khai chịu trách nhiệm về lời khai. Bên cạnh đó, điểm mấu chốt là người thu nhập thấp vay mua nhà "vướng" phương án trả nợ nên thường bị ngân hàng từ chối cho vay.
Tại cuộc họp của UBND TP. Hồ Chí Minh với Ban Chỉ đạo thị trường nhà ở và Bất động sản TP. Hồ Chí Minh mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín cho rằng, tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng như vậy là quá chậm. Ông Nguyễn Hữu Tín cũng nêu ý kiến về thủ tục xác nhận tình trạng nhà ở quá phức tạp, vì địa phương và công ty chỉ có thể biết được người đề nghị xác nhận hiện tại có nhà ở hay không chứ không thể biết được trước đây họ đã từng sở hữu nhà hay chưa.
Ông Nguyễn Hữu Tín cũng nhận định, lãi suất cho vay gói 30.000 tỷ đồng là đã thấp nhưng người nghèo cũng "khó với". Hiện, thu nhập trung bình của công nhân viên chức chỉ khoảng 8 triệu đồng/tháng, nếu tiết kiệm lắm cũng chỉ được 2/3 triệu đồng cho nhu cầu nhà ở nên phương án trả nợ là rất khó.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, NHNN và Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ về các kiến nghị kéo dài thời hạn cho vay từ 10 năm lên 15 năm; nhà từ 1,5 tỷ đồng trở xuống đưa vào dạng cho vay không tính diện tích và đơn giá để thêm điều kiện giải ngân gói 30.000 tỷ đồng.
Không cho phép chẻ nhỏ căn hộ ở khu trung tâm
Việc thực hiện chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và chuyển đổi từ diện tích lớn sang diện tích nhỏ nhằm giúp cả doanh nghiệp và người dân có thêm điều kiện tiếp cận gói 30.000 tỷ đồng cũng diễn ra chậm chạp. Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố có 11 dự án xin chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội (quy mô sử dụng đất 19,65ha), từ 4.965 căn hộ lên thành 9.153 căn. Đến nay, thành phố đã chấp thuận chuyển đổi 7 dự án từ 3.444 căn hộ tăng lên thành 7.541 căn (tăng thêm 4.097 căn).
Bên cạnh đó, có 21 dự án nhà ở thương mại (quy mô 27,8ha) xin chuyển đổi sang diện tích nhỏ, từ 10.242 căn hộ điều chỉnh tăng lên thành 13.599 căn (tăng thêm 3.357 căn). UBND TP. Hồ Chí Minh đã cho phép điều chỉnh 5 dự án đủ điều kiện với quy mô 3.827 thành 4.724 căn (tăng thêm 897 căn).
Giải thích về việc thực hiện chuyển đổi chậm chạp, ông Nguyễn Hữu Tín khẳng định, Thành phố luôn tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, giải quyết thị trường bất động sản không chỉ nhằm một mục tiêu là giải cứu doanh nghiệp, mà mục tiêu là sự phát triển bền vững và phát triển lâu dài của thành phố, đồng bộ cả lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước và người dân. Chính vì vậy, việc chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và chia nhỏ căn hộ phải được xét duyệt thận trọng dựa trên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, những dự án nằm trong khu trung tâm 930ha đã có quy hoạch chi tiết 1/2000 thì sẽ không được phép chuyển đổi. Khu vực ngoại thành thì cho phép thực hiện chẻ nhỏ căn hộ trên cơ sở xem xét hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng tiêu chí quy hoạch của thành phố.