Việt Nam đứng thứ 14 về mức độ đa dạng sinh học trên thế giới


Trên bảng xếp hạng về mức độ đa dạng sinh học trên thế giới, Việt Nam xếp thứ 14 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đông Nam Á có 3 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học là Việt Nam, Indonesia và Myanmar và Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ 14 về mức độ đa dạng sinh học trên thế giới.
Việt Nam đứng thứ 14 về mức độ đa dạng sinh học trên thế giới.

Cụ thể, Việt Nam có chỉ số đa dạng sinh học 221,77. Theo danh sách công bố, xếp sau Indonesia và trên Malaysia. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cũng đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều hệ sinh thái khác nhau với hơn 100 loài chim và hơn 10% các loài thực vật chỉ có ở Việt Nam.

So với năm 2022, Việt Nam đã có sự thăng hạng trong danh sách các quốc gia giàu đa dạng sinh học. Điều này đã có thấy sự thay đổi và nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và thiên nhiên. 

Theo Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Việt Nam là quốc gia thứ 50 trên thế giới và đầu tiên của khu vực ASEAN chính thức tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989. 

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 9 khu đất ngập nước được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu đất ngập nước (Ramsar) thế giới; 1 vùng chim nước di cư quan trọng quốc tế tuyến đường bay Australia - Đông Á (EAAFP); 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận; 12 vườn di sản ASEAN - đứng đầu khu vực và hơn 101 khu vực đa dạng sinh học quan trọng.

Để bảo vệ các hệ sinh thái, Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy sản.

Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 đã mở ra một bước ngoặt đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, tạo cơ sở pháp lý để các cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua các cơ chế mới về đồng quản lý và chia sẻ lợi ích.

Tại Việt Nam, năm 2022, năm đầu tiên Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực, điều này đồng nghĩa với việc nhiều chính sách mới về bảo tồn đa dạng sinh học đã được áp dụng.

Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050… Đây được xem như kim chỉ nam cho các hành động bảo tồn trong thời gian tới.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch sẽ giúp định hướng việc sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật tại các khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng; tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các ngành trong việc sử dụng tài nguyên sinh vật phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan.

Đồng thời, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học theo hướng tiếp cận hệ thống dựa trên hệ sinh thái.

Với những nỗ lực trên, Việt Nam được quốc tế và các nước trong khu vực Đông Nam Á đánh giá cao về việc thực thi các hành động bảo vệ đa dạng sinh học.

Theo Kim Ngân/kinhtemoitruong.vn